moitruongplus

Nếu ai đã từng ra với Trường Sa, hẳn sẽ chẳng bao giờ bỏ qua sự "tinh túy” của rau xanh trên đảo.

Trong chuyến hải trình thăm cán bộ, chiến sĩ tại một số đảo chìm, đảo nổi trên quần đảo Trường Sa của đoàn công tác số 6 năm 2022, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những vườn rau xanh tốt với đủ các chủng loại như: rau cải, rau muống, mồng tơi, rau thơm, mướp... không khác gì ở đất liền.



Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, để có những vườn rau xanh tốt như thế là cả một quá trình dày công nghiên cứu, chăm sóc của cán bộ, chiến sĩ trong điều kiện thời tiết ở vùng biển đảo vô cùng khắc nghiệt, nguồn nước tưới rất hạn chế.




Theo cán bộ, chiến sĩ trên các đảo cho biết, ngoài việc đưa đất, giống, phân bón, khay nhựa composite, thùng xốp… từ đất liền ra đảo để trồng, các anh còn tận dụng nguồn nước mưa và nước thải sinh hoạt để tưới rau hàng ngày. Sự quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ nơi đây đã mang lại kết quả mỹ mãn là những luống rau xanh tốt mọc lên.

Nếu ai đã từng ra với Trường Sa, hẳn sẽ chẳng bao giờ bỏ qua sự "tinh túy” của rau xanh trên đảo. Đó không đơn thuần chỉ là sản phẩm ta gieo trồng để nó lớn lên rồi đưa vào bữa ăn, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể con người. Mà ở mỗi mầm, mỗi cọng rau, đều chứa ẩn bao tâm huyết, mồ hôi, công sức, sự nhọc nhằn, của người lính nơi đầu ngọn sóng.



Tuy là đảo nổi như Đảo Song Tử Tây, Đảo Sinh Tồn hay Đảo Trường Sa lớn, nhưng vốn có bề mặt là nền cát trắng và san hô nên chất đất trên đảo toàn là cát, san hô vụn, không có đất màu, không có giếng nước ngọt tự nhiên nên việc trồng rau xanh lại khó khăn hơn. Nước tưới rau đơn vị phải tận dụng từ nước sinh hoạt hằng ngày của bộ đội. Nhưng với khối óc và bàn tay khéo léo, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ đã tích cực lao động, tích lũy kinh nghiệm và cải tạo đảo trắng năm xưa giờ trở thành một hòn đảo xinh đẹp, tràn đầy sức sống. Qua bàn tay chăm sóc, vun trồng, giờ đây khắp đảo đã ngập tràn nhiều cây, củ, quả, rau xanh, góp phần cải thiện đời sống cán bộ, chiến sĩ.

Theo Trung tá Lê Văn C  tại đảo Sinh Tồn, "Khác với đất liền, thời tiết ngoài đảo rất khắc nghiệt, khi có mưa gió to phải che đậy cẩn thận, không để nước muối từ biển theo nước mưa gây cháy lá, chết cây. Ban ngày che nắng gắt nhưng phải lựa thời điểm bỏ lưới ra để rau có ánh sáng mặt trời. Ban đêm sử dụng lưới che cho vườn rau tránh hơi sương mặn”.



"Để rau sinh trưởng, phát triển tốt ngoài sử dụng phân vi sinh chuyển từ đất liền ra, cán bộ, chiến sĩ còn tận dụng lá cây, cỏ khô trên đảo ủ thành phân bón cho rau, cải tạo đất. Việc tưới nước cho rau cũng cần phải được thực hiện rất khoa học, cẩn trọng. Sáng sớm phải tưới nước cho sương muối bám trên rau trôi đi, buổi chiều tưới đậm hơn cho rau bảo đảm đủ nước để phát triển”, Trung tá C chia sẻ thêm.



Chiến sĩ Bùi Văn T (22 tuổi, quê Nghệ An, công tác tại đảo Đá Thị ) chia sẻ: "Ngày còn ở bên gia đình tôi đã phụ giúp bố mẹ trồng rau. Ra đảo mới thấy rau sinh trưởng chậm, thời gian chăm lâu hơn. Do nguồn nước sạch hiếm nên buổi sáng chỉ dám tưới một ít để rửa trôi muối biển bám vào rau”.



Những giọt nước quý trong chiếc xô được các chiến sĩ trẻ nhanh chóng tưới trên luống rau diện tích khoảng 10m2, rồi dùng bao nilông che lại để bảo vệ rau.



Theo thiếu tá Nguyễn Văn H (đảo Song Tử Tây), hiện nay, hầu hết các điểm đảo trên quần đảo Trường Sa đều có những vườn rau xanh tốt và đa dạng về chủng loại như mồng tơi, rau cải, rau dền, rau muống, cải xoăn tím… Đây là nguồn dinh dưỡng tại chỗ rất tốt, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày của cán bộ, chiến sĩ. Các điểm đảo bây giờ đều không còn lo thiếu rau xanh như trước đây nữa.



Giữa trùng khơi, nơi chỉ có sóng và cát, nhưng qua bàn tay chăm sóc của các chiến sỹ Trường Sa, những mầm rau xanh tốt vẫn vươn mình mơn mởn, góp phần cải thiện cho bữa ăn của người lính đảo.



Ai ra với Trường Sa, sẽ chẳng bao giờ có thể rời mắt khỏi những vạt rau xanh. Bởi rau xanh không chỉ giúp bộ đội trên đảo đa dạng hóa bữa ăn, ở đó còn khẳng định sức sống mãnh liệt của quân, dân nơi tiền tiêu, phần máu thịt không thể tách rời Tổ quốc thân yêu.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.