moitruongplus Những đoàn xe chở đất có dấu hiệu quá khổ, quá tải chở đất có ngọn ngang nhiên hoạt động rầm rộ trên tuyến đường ĐT 514. Điều đáng nói, tình trạng khai thác đất núp bóng cải tạo tận thu này diễn ra tràn lan.
Dù các hoạt động khai thác đất núp bóng cải tạo tận thu, các xe chở đất có dấu hiệu quá khổ, quá tải chở đất băm nát đường dân sinh, nhưng dường như không có động thái quản lý chặt từ chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương.
Nhiều hộ dân liên tục phản ánh tình trạng hai bên tuyến đường ĐT 514 huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa về việc họ ngày đêm gồng mình chịu đựng cảnh ô nhiễm môi trường. Hàng trăm chiếc xe tải chở đất từ các điểm khai thác đất ngay sau cây xăng dầu thôn 3 và trên địa bàn xã về phục vụ cho các dự án, liên tục chạy ngang qua đây mỗi ngày, bụi tung mù mịt, đường sá hư hỏng trầm trọng làm cuộc sống của họ bị đảo lộn.
Có mặt tại tuyến đường ĐT 514, PV đã ghi nhận hàng trăm lượt phương tiện 3, 4 chân chở đất có dấu hiệu quá tải vô tư chở đất hoạt động tại đây, có nhiều phương tiện còn gây rơi vãi, thậm chí đổ cả đất ra giữa đường, khiến đường giao thông luôn phải oằn mình chống đỡ.
Ổ gà, ổ voi bắt đầu xuất hiện nhiều trên tuyến đường này. Nguy hiểm hơn, việc xe quá tải qua lại nhiều khiến bụi bay mù mịt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người đi đường, các hộ dân sinh sống dọc hai bên đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Trao đổi với PV, nhiều hộ dân nơi đây đồng loạt cho biết, nhà quét ngày mấy lần mà vẫn thấy bụi, dân nhà nào nhà nấy che bạt kín mít, ăn cơm xong tầm 12h30 là xe lại chạy ầm ầm. Không biết xã hay ai cho chạy, cứ thế này chết thôi chứ không sống được.
Theo quan sát của PV, tại hiện trường, mật độ xe hổ vồ chở đất qua lại tuyến đường này khá dày. Việc người dân phản ánh xe chở quá khổ, quá tải nhìn bằng mắt thường là có cơ sở. Chỉ trong vòng chưa đầy 1h đồng hồ, phóng viên đếm được hàng trăm lượt xe hổ vồ chở đất qua lại tuyến đường này.
Lần theo sau những chiếc xe tải trọng lớn đi "ăn” đất, PV được dẫn đến quả đồi nằm ngay sau cây xăng dầu, tại đây một chiếc máy múc đang đào bới liên tục, nửa quả đồi đã biến mất, các chiếc xe hổ vồ, xe ben đang xếp hàng chờ để "ăn” đất. Thế nhưng chẳng hiểu vì sao một vị trí mà ai cũng dễ dàng nhìn thấy mà cơ quan chức năng lại không hề hay biết, phải chăng chính quyền sở tại đang thực hiện 3 không: Không biết, không nghe, không thấy.
Ngoài mỏ đất trái phép nằm ngay cây xăng dầu, người dân ở đây cũng phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao ở nhiều mỏ đất khác tại xã Cán Khê, huyện Như Thanh.
Việc khai thác đất trái phép xảy ra nơi đây không chỉ làm thất thoát tài nguyên mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh trên địa bàn. Xe ben ra vào điểm lấy đất dưới hình thức khai thác tận thu nhưng không tuân thủ quy định về công tác đảm bảo môi trường và An toàn giao thông. Với mật độ xe chạy dày đặc khiến bụi bay mù mịt, con đường dân sinh của tại xã Cán Khê cũng phải "oằn mình" gánh hàng trăm lượt xe trọng tải lớn qua lại mỗi ngày.
Các tuyến đường giao thông nông thôn hư hỏng nặng, xuống cấp toàn bộ tuyến đường. Ổ gà, ổ voi với đường kính khá lớn, sâu xuất hiện dày đặc, mặt đường gồ ghề, nhấp nhô, có nhiều đoạn vỡ từng mảng, mặt đường trồi lên, sụt xuống tạo thành hố sâu, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. người dân sống dọc theo các tuyến đường này luôn phải sống trong cảnh "nắng bụi, mưa lầy”.
Ở đoạn đường này đã xảy ra nhiều vụ tai nạn do người điều khiển phương tiện giao thông va quẹt nhau khi tránh ổ gà, ổ voi hoặc bị mất lái do sình lầy trơn trượt. Nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng khi con em mình hàng ngày vẫn phải đi trên con đường này để đến trường.
Hàng trăm lượt xe tải ben nặng 30 - 40 tấn chở đất đang hàng ngày chạy với vận tốc lớn trên tuyến đường chỉ có tải trọng 18 tấn. Theo người dân, tình trạng này diễn ra trong một thời gian nhưng có vẻ như chính quyền địa phương không có động thái ngăn chặn, xử lý.
Trao đổi với ông Trịnh Ngọc Minh, Chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa, ông Minh cho biết: "Cái này anh em bọn tôi chỉ có làm công tác kiểm tra, xử lý trên tuyến thôi, bọn tôi nhận được phản ánh rồi, tỉnh chỉ đạo làm rồi. Chỗ tuyến 514 thì tình hình xe quá tải, quá khổ ở một số các mỏ đất thì anh em đang triển khai làm trên tuyến rồi, anh em tụi tôi có tiếp thu thông tin và cũng chỉ đạo để làm rồi, chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý trên tuyến”.
Từ thực trạng trên, Có thể thấy, việc tự ý khai thác đất dưới hình thức thức núp bóng cải tạo tận thu đang là nỗi lo ngại. Khi được cơ quan thẩm quyền cho phép nhưng ko đảm bảo đúng quy định về đảm bảo môi trường và an toàn giao thông là vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên khoáng sản. UBND huyện Như Thanh và các ngành chức năng liên quan cần kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.