moitruongplus Chương trình Tuần lễ ánh sáng và ra mắt Công viên Khủng long 2022 tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Hưng Yên đã và đang nhận được những phản ứng thiếu tích cực thì từ phía người dân do mất vệ sinh môi trường, chất lượng dịch vụ thấp và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Môi trường ô nhiễm

Theo phản ánh của nhiều người dân, đặc biệt là các bậc phụ huynh, khu vực Nhà Thiếu nhi Hưng Yên (Số 204 Tô Hiệu - Phường Hiến Nam - TP Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên), nơi diễn ra chương trình Chương trình Tuần lễ ánh sáng và ra mắt Công viên Khủng long 2022 đang không đảm bảo yếu tố vệ sinh môi trường khi tổ chức sự kiện.

Mặc dù đã đón hàng trăm lượt khách tới tham quan với mức vé vào cổng 60.000đ/người lớn, 40.000đ/trẻ em, tuy nhiên, cảnh quan môi trường nơi đây tràn ngập rác bẩn, kèm theo ruồi muỗi khiến nhiều phụ huynh lo ngại. Những trò chơi như tàu lửa, máy bay, hay nhà bóng đều rỉ sét, xuống cấp trầm trọng, bên trong các khoang đọng nước bẩn thỉu, hoàn toàn không phù hợp để cho trẻ vui chơi.

tm-img-alt
Sau khi thấy PV, ban tổ chức mới tiến hành quét dọn. Trước đó, khu vực này đã đón tiếp hàng trăm trẻ em trong khi bẩn thỉu và xuống cấp trầm trọng như thế này.

Không hiểu vì lý do gì mà ban tổ chức chương trình lại để các cháu đi xe lửa vòng quanh một đống rác mục nát!? Chị N.T.M (Hưng Yên) cho rằng: "Đây là sự vô trách nhiệm từ phía những người tổ chức, vì con đòi chơi nên tôi mới bỏ ra 20.000đ để đi một vòng xe lửa này, nhưng nhìn tình trạng cũ nát, bẩn thỉu trên khoang xe, đặc biệt là người quản lý đẩy xe cho các cháu chạy quanh một đống rác như thế này thực sự tôi thấy phản cảm vô cùng”.

tm-img-alt
Cảnh quan môi trường phản cảm (ảnh do phụ huynh cung cấp).

Điều này cũng trái với yêu cầu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên khi ra văn bản cho phép Công ty TNHH The Red Sun Việt Nam tổ chức chương trình sự kiện. Cụ thể, Sở yêu cầu Công ty TNHH The Red Sun Việt Nam tuân thủ quy định về đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ, các điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan trước và trong quá trình tổ chức chương trình,…

Về vấn đề này, trao đổi với PV, ông Lương Quang Toán – Phó Giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh Hưng Yên cho rằng: "Tôi đánh giá việc này đúng là có phần phản cảm và còn nhiều thiếu sót, ngay bây giờ tôi sẽ nhắc nhở lại bên đơn vị tổ chức về việc đảm bảo vệ sinh môi trường cho chương trình”.

Nguy hiểm tiềm ẩn

Bên cạnh đó, theo thông tin PV tìm hiểu, toàn bộ khu vực tàu lửa, máy bay này đã xuống cấp trầm trọng và đã được Nhà Thiếu nhi tỉnh Hưng Yên thanh lý toàn bộ, tuy nhiên, do sự kiện tổ chức đúng lúc chưa di dời đi được nên lại tận dụng để đón khách. Việc này có đảm bảo quy định an toàn khi vận hành trò chơi cho trẻ em hay không? Ông Toán cũng cho biết thêm, mức giá niêm yết cho trò chơi xe lửa là 10.000đ/lượt, nhưng phụ huynh lại phản ánh rằng mỗi lượt chơi các cháu phải trả cho người quản lý 20.000đ.

tm-img-alt
Hệ thống trò chơi đã rỉ sét, mục nát không đủ đảm bảo an toàn vận hành.

Đáng nói hơn nữa, một sự kiện Lễ hội ánh sáng sử dụng nhiều thiết bị điện như vậy nhưng ban tổ chức lại xem thường yếu tố an toàn. Các mối nối nối tiếp được thả khắp nơi trên nền đất, cạnh vũng nước, hay chạm cả vào các khung sắt mô hình của chương trình. Điều gì sẽ xảy ra khi một trong những mối nối cẩu thả này bị rò điện? Đây lại là một chương trình phục vụ trẻ em trong các độ tuổi thích khám phá, tò mò, vì thế sự cẩu thả này là không thể chấp nhận được.

tm-img-alt
Có cả trăm mối nối như vậy tại sự kiện.
tm-img-alt
Những mối nối điện để lộ thiên dưới trời mưa khiến cho phụ huynh lo lắng vô cùng. Chương trình sẽ còn kéo dài hết ngày 15/5/2022

Thiết nghĩ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên cùng Nhà Thiếu nhi tỉnh Hưng Yên cần xem xét lại việc cho phép các chương trình sự kiện tổ chức cẩu thả, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như thế này, đặc biệt là các chương trình định hướng dành cho thiếu nhi. 


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.