moitruongplus Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt dự án đầu tư tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải (giai đoạn 2) với kinh phí hơn 84 tỷ đồng.
Theo đó, dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải giai đoạn 2 do Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng làm chủ đầu tư; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng quản lý dự án; thời gian thực hiện năm 2019 - 2024. Đơn vị tư vấn lập dự án là Viện Bảo tồn Di tích (Bộ VHTTDL); đơn vị tư vấn thẩm tra dự án là Trung tâm Bảo tồn di tích và Di sản Kiến trúc (Viện Kiến trúc Quốc gia).
Tổng mức đầu tư phê duyệt 84,2 tỷ đồng, được trích từ ngân sách thành phố. Trong đó chi phí xây dựng hơn 40,5 tỷ đồng; chi phí xây dựng hệ thống trưng bày, trình diễn và mô phỏng di tích hơn 16,8 tỷ đồng…
Được biết, dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải (giai đoạn 2) nhằm bảo tồn tối đa các thành phần, dấu vết cấu thành di tích gốc, tái tạo một phần không gian cảnh quan và thành phần kiến trúc gốc trong khu vực thành nội.
Thành Điện Hải đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia ngày 16/11/1988, được gắn bia di tích ngày 25/8/1998.
Đồng thời, bổ sung một số thành phần kiến trúc mới nhằm làm rõ hơn giá trị gốc của di tích, tôn vinh và phát huy giá trị của di tích trong cuộc sống đương đại. Tạo nên một không gian lịch sử, không gian trưng bày, kết nối với Bảo tàng Đà Nẵng (mới) và các địa điểm di tích khác, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân, thu hút khách tham quan, du lịch trên cơ sở phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa của Đà Nẵng.
Trong giai đoạn 2 này, Đà Nẵng sẽ thực hiện các hạng mục bên trong khuôn viên 26.519m² của Thành Điện Hải gồm: Hạ giải, di dời các thành phần, công trình không phù hợp; thám sát khảo cổ học; phục dựng cổng thành phía Đông; cầu phía cổng Tây; phục dựng Kỳ đài; sắp đặt, bảo quản và bổ sung các khẩu thần công; phục dựng nhà để súng; làm sạch, bảo quản toàn bộ bề mặt trong và ngoài tường thành; tôn tạo tượng đài danh tướng Nguyễn Tri Phương; xây dựng Miếu thờ; nhà trưng bày; xây dựng nhà nghỉ chân; tôn tạo hệ thống sân vườn, cây xanh và hệ thống hạ tầng kỹ thuật… Tổng mức đầu tư phê duyệt hơn 84 tỷ đồng, được trích từ ngân sách thành phố.
Theo ghi nhận của Môi trường và Đô thị Việt Nam, trước đó, ở giai đoạn 1, Đà Nẵng đã chi hơn 110 tỷ đồng để di dời 80 hộ dân và 3 cơ quan Nhà nước ra khỏi di tích; khôi phục toàn bộ hệ thống tường cao hào sâu, làm công viên cây xanh phía bắc và phía tây Thành Điện Hải…
Giai đoạn 1 của dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải đã được khởi công từ tháng 3/2018, đến nay đã hoàn thành với việc di dời nhà dân và các công trình liên quan, khôi phục toàn bộ hệ thống tường thành, kè hào cải tạo cảnh quan khuôn viên cây xanh,...
Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch. Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15) đồn đổi tên là thành Điện Hải.
Năm 1840, Tham tri Bộ công Nguyễn Công Trứ vào xem xét hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng, sau đó có đề nghị tăng cường phòng thủ các thành Điện Hải, An Hải.
Năm 1847 (Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, thành cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở về phía Đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông.
Hiện nay, di tích thành Điện Hải tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu. Tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn. Cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng.
Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của TP Đà Nẵng.a
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.