moitruongplus Ngày 5/5, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cho biết, sau gần 1 năm thi công, công trình trạm trung chuyển chất thải rắn ở đường Lê Thanh Nghị (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) đã đi vào vận hành giai đoạn thử nghiệm.
Công trình được thành phố đầu tư cải tạo, nâng cấp, thay đổi công nghệ cũ sang công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, có tổng vốn đầu tư 172 tỷ đồng, xây dựng trên khu đất 3.000m2. Dự án này do Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng làm chủ đầu tư kiêm quản lý, liên danh nhà thầu Công ty cổ phần kỹ thuật SEEN – SAMCO thiết kế, lập quy trình vận hành và bảo trì.
Với chức năng chính là tập kết và vận chuyển chất thải rắn nên tại công trình không diễn ra hoạt động xử lý chất thải rắn mà chỉ ép chất thải rắn vào các thùng chứa bằng công nghệ ép ngang kín rồi vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn thành phố để xử lý theo quy định.
Toàn bộ quá trình diễn ra trong thời gian ngắn, không gian kín và kiểm soát hoàn toàn mùi hôi. Bên cạnh đó, công trình còn xây dựng phương án điều tiết giao thông phù hợp, đảm bảo không để tập trung các phương tiện vận chuyển; cảnh quan được thiết kế hiện đại và xanh hóa tối đa.
Theo ông Nguyễn Hoàng Xuân, Giám đốc dự án công trình trạm trung chuyển chất thải rắn ở đường Lê Thanh Nghị, khi đưa vào vận hành, công trình có công suất xử lý 485 tấn/ngày, đảm bảo phục vụ trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các phường Hòa Thọ Tây, Hòa Thọ Đông, Khuê Trung (quận Cẩm Lệ); phường Thạc Gián, Vĩnh Trung, Tân Chính, Tam Thuận (quận Thanh Khê) và toàn bộ các phường trên địa bàn quận Hải Châu.
Đây là mô hình trạm trung chuyển chất thải rắn thứ hai tại Việt Nam (sau TPHCM) được áp dụng công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, trong đó có 6 xe và 14 thùng hooklift (thùng chứa rác sau khi ép), mỗi thùng có sức chứa 10,35 tấn. Đáng chú ý là Đà Nẵng trang bị hệ thống dây chuyền xử lý chất thải rắn kích cỡ lớn nhập khẩu từ Italia cùng hệ thống khử khuẩn, xử lý nước thải, chất thải, đảm bảo quá trình vận hành không gây ô nhiễm môi trường cho cộng đồng khu dân cư.
Ông Võ Nguyên Chương, Phó giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng cho biết, khi vận hành, trạm trung chuyển chất thải rắn đường Lê Thanh Nghị góp phần không nhỏ vào việc xây dựng Đà Nẵng thành phố môi trường xanh, sạch, đẹp. Để công tác quản lý, vận hành đảm bảo hiệu quả theo mục tiêu đã đề ra, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành văn bản về việc quản lý, vận hành trạm này. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ hướng dẫn UBND các quận Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ xây dựng phương án thu gom, vận chuyển, tập kết, trung chuyển chất thải rắn về đây đúng theo quy định.
Khi vào giai đoạn vận hành, sẽ có khoảng 12 đến 20 lượt xe/giờ vận chuyển rác trên tuyến đường lưu thông chính là Lê Thanh Nghị, 2/9 và Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ngoài ra, thành phố còn xây dựng quy trình vận hành tiếp nhận rác thải phù hợp, hạn chế tiếp nhận vào các giờ cao điểm, qua đó sẽ giảm thiểu thấp nhất ảnh hưởng của dự án đến hoạt động giao thông trong khu vực.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.