moitruongplus Theo thông tin từ các trường, học phí từ năm học 2022-2023 tới dự kiến tăng.
1. Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã công bố học phí dự kiến với mức tăng hơn 12 triệu đồng so với năm ngoái, mức học phí chưa bao gồm 2 học phần bắt buộc, Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh được thu theo quy định hiện hành. Mức thu học phí cao nhất 44,3 triệu đồng một năm với ngành Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt. Tất cả ngành còn lại, học phí cao nhất không quá 41 triệu đồng/năm học.
Nhà trường cho biết, học phí tăng dựa theo Nghị định 81 năm 2021, mức thu các năm sau có thể được điều chỉnh trượt giá theo quy định. Học phí được dùng để đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hành và năng lực ngoại ngữ. Mức thu này cũng căn cứ trên tổng chi phí đào tạo trung bình của một sinh viên năm ngoái là 41 triệu đồng. Cụ thể như sau:
2. Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đưa ra dự kiến mức học phí năm 2022 đối với các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) được miễn học phí; các ngành khác hệ đại trà là 440.559 đồng/ tín chỉ; hệ chất lượng cao là 1.321.677 đồng/tín chỉ. Lộ trình tăng học phí cho từng năm là tối đa 10%.
3. Đại học Bách khoa TP.HCM
Từ năm 2021, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã công bố lộ trình tăng học phí khu thực hiện tự chủ. Theo đó sinh viên trúng tuyển các ngành đào tạo ĐH hệ chính quy từ năm 2021 đóng học phí trung bình 25 triệu đồng/năm học 2021-2022; 27,5 triệu đồng/năm học 2022-2023) và 30 triệu đồng/ năm cho 2 năm 2023-2025.
Tuy nhiên với khóa tuyển sinh năm 2021 vừa rồi, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã điều chỉnh học phí phù hợp với tình hình dịch bệnh. Nên mức học phí cho khóa tuyển sinh 2021 vẫn ở mức hơn 11 triệu đồng/học kỳ (thấp hơn mức 25 triệu/năm).
Đối với học phí năm học 2022, PGS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho hay, đối với chương trình chính quy đại trà từ khóa 2020 về trước do vẫn còn trong thời gian đào tạo kế hoạch nên học phí sẽ thu theo quy định của Nghị định 86 năm 2015 của Chính phủ, tức khoảng 14,15 triệu đồng/năm học.
Còn từ khóa tuyển sinh 2021 trở đi học phí sẽ theo Nghị định 81 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và Đề án Định mức Kinh tế-Kỹ thuật nhà trường. Cụ thể dự kiến năm 2022-2023 là 27,5 triệu đồng/năm và 2023-2024 là 30 triệu đồng/năm.
Đối với chương trình chất lượng cao, tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh), từ khóa từ 2020 về trước do vẫn còn trong thời gian đào tạo kế hoạch nên học phí là 60 triệu đồng/năm.
Từ khóa tuyển sinh 2021 trở đi sẽ thu theo Đề án Định mức Kinh tế-Kỹ thuật của nhà trường, dự kiến năm 2022-2023 là 72 triệu đồng /năm và 2023-2024 là 80 triệu đồng/năm.
Đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật, học phí sẽ thu theo Đề án Định mức Kinh tế-Kỹ thuật của trường, dự kiến năm 2022-2023 là 55 triệu đồng/năm và 2023-2024 là 60 triệu đồng/năm.
4. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Năm 2022 học phí hệ đại trà từ 19,5 đến 21,5 triệu đồng/năm. Hệ chất lượng cao dạy tiếng Việt là 30-32 triệu đồng/năm; Hệ chất lượng cao tiếng Anh là 34-35 triệu đồng/năm; Lớp chất lượng cao Việt Nhật học như chương trình chất lượng cao tiếng Việt và 50 tín chỉ tiếng Nhật học phí 34 triệu đồng/năm; Ngành sư phạm tiếng Anh và sư phạm Công nghệ miễn học phí.
5. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM)
Bắt đầu từ năm 2022, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) sẽ thu học phí theo cơ chế tự chủ tài chính. Mức học phí mới được cập nhật cho năm học 2022 - 2023 là từ 16 đến 82 triệu đồng/năm, theo 2 nhóm ngành: nhóm khoa học xã hội và nhân văn, nhóm ngôn ngữ và du lịch; các chương trình liên kết quốc tế. Cụ thể:
Nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn:
Các ngành có mức học phí 16 triệu đồng/năm học: triết học, tôn giáo học, lịch sử, địa lý, thông tin - thư viện, lưu trữ học.
Các ngành có mức học phí 18 triệu đồng/năm học: giáo dục học, ngôn ngữ học, văn học, văn hóa học, xã hội học, nhân học, Đông Phương học, Việt Nam học, quản trị văn phòng, công tác xã hội, quản lý giáo dục, tâm lý học giáo dục, quản lý thông tin.
Các ngành có mức học phí 20 triệu đồng/năm học: quan hệ quốc tế, tâm lý học, báo chí, truyền thông đa phương tiện.
Nhóm ngành ngôn ngữ, du lịch: Các ngành có mức học phí 19,2 triệu đồng/năm học: ngôn ngữ Italia, ngôn ngữ Tây Ban Nha, ngôn ngữ Nga. Các ngành có mức học phí 21,6 triệu đồng/năm học: ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Đức. Các ngành có mức học phí 24 triệu đồng/năm học: ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Đối với các ngành đào tạo hệ chất lượng cao của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) sẽ có mức học phí 60 triệu đồng/năm học gồm các ngành: quan hệ quốc tế, báo chí, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, ngôn ngữ Đức, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Các chương trình liên kết quốc tế 2+2 sẽ có mức học phí như sau: ngành truyền thông và ngành quan hệ quốc tế liên kết với Trường Đại học Deakin có mức học phí 60 triệu đồng/năm học.
Ngành ngôn ngữ Anh liên kết với Trường Đại học Minnesota Crookston có mức học phí là 82 triệu đồng/năm học, ngành ngôn ngữ Trung Quốc liên kết với Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây có mức học phí là 45 triệu đồng/năm học.
6. Đại học Công nghệ thông tin TP.HCM
Dự kiến, học phí cho sinh viên khóa tuyển sinh năm 2022 của Trường Đại học Công nghệ thông tin TP.HCM sẽ ở mức 30 triệu đồng/năm (chính quy), 40 triệu đồng/năm (chất lượng cao) và 50 triệu đồng/năm (tiên tiến).
7. Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) có mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2022 như sau:
Năm học 2022-2023: 4.200.000 đồng/tháng (tương đương 42.000.000 đồng/năm).
Năm học 2023-2024: 4.400.000 đồng/tháng (tương đương 44.000.000 đồng/năm).
Năm học 2024-2025: 4.600.000 đồng/tháng (tương đương 46.000.000 đồng/năm).
Năm học 2025-2026: 4.800.000 đồng/tháng (tương đương 48.000.000 đồng/năm).
8. Đại học Công nghệ TP.HCM
Năm 2022, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM dự kiến điều chỉnh học phí ở mức tăng khoảng 7%. Học phí hệ đại trà hiện khoảng 17-18 triệu đồng/học kỳ.
9. Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
Tại Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, mức học phí cho khóa tuyển sinh năm 2022 dự kiến 70-72 triệu đồng/năm (tùy ngành) - tăng 2 triệu đồng so với khóa tuyển sinh năm 2021.
10. Đại học Hoa Sen
Trường Đại học Hoa Sen có học phí năm học 2022 với 33 ngành và 10 chương trình đào tạo bậc đại học chính quy sẽ dao động từ 80-85 triệu đồng/năm học. Riêng chương trình song bằng sẽ có mức phí trung bình 85,5 triệu đồng/năm, Hoa Sen Elite sẽ có mức học phí 115-120 triệu đồng/năm.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.