moitruongplus Hơn 1 tháng trôi qua, cơ quan chức năng của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh tiến hành điều tra, xác minh làm rõ vụ chặt phá rừng trên địa bàn phường Bắc Sơn nhưng vẫn chưa có kết luận chính thức khiến dư luận hoang mang.

Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ. Các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn,... ngày càng nghiêm trọng do tình trạng rừng bị tàn phá.

Hiện nay, các khu rừng ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh được cho là những lá phổi của thành phố, gắn liền với đời sống đồng bào, người dân có vị trí quan trọng về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước, điều tiết khí hậu không chỉ cho riêng thành phố này mà còn cho các vùng lân cận.


Chính quyền thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh cần sớm kết luận vụ chặt phá khu rừng này.

Thế nhưng, thời gian gần đây thông tin về việc một diện tích lớn rừng tại tổ 9, khu 1, phường Bắc Sơn, thành phố Uông Bí ngang nhiên bị chặt phá làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây bức xúc dư luận xã hội.

Để làm rõ sự việc, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tìm hiểu và có buổi làm việc với chính quyền phường Bắc Sơn, thành phố Uông Bí. Tại buổi làm việc, bà Đỗ Thị Thuý Hạnh – Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND phường xác nhận sự việc: Vào đầu tháng 4/2022, qua kiểm tra Hạt kiểm lâm thành phố Uông Bí đã phát hiện một phần diện tích rừng do Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc quản lý bị chặt phá. Hiện nay phường đang phối hợp với Hạt kiểm lâm và nhà trường để tiến hành xử lý.

Cũng tại buổi làm việc, khi nói về trách nhiệm của chính quyền địa phương, ông Đỗ Văn Tính – Phó Chủ tịch UBND phường Bắc Sơn, cho biết sau khi phát hiện sự việc, phường đã yêu cầu giữ nguyên hiện trạng để xử lý. Theo quy định thì chủ rừng là Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự việc này.

Khi PV đề nghị được tiếp cận hồ sơ vụ việc, đại diện phường Bắc Sơn đề nghị PV liên hệ với Hạt kiểm lâm thành phố để được cung cấp, chứ phường không lưu giữ hồ sơ, bởi đây là đơn vị được UBND thành phố Uông Bí giao làm đầu mối giải quyết vụ việc.

Sau đó, PV đã liên hệ làm việc với Hạt kiểm lâm thành phố Uông Bí. Hạt trưởng Vũ Văn Mỳ cho biết, vụ việc được chúng tôi phát hiện vào ngày 01/04/2022.

Thông tin về nguồn gốc khu rừng bị xâm hại, ông Mỳ cho biết: Theo báo cáo của Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc thì đơn vị này được giao hơn 800 ha rừng để thực hành, thực nghiệm. Trong đó có hơn 400ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng để trồng rừng.

Lý giải về hình ảnh thể hiện một diện tích rừng rất lớn bị chặt hạ mà PV cung cấp, ông Mỳ nói: Thực hiện chủ trương của tỉnh Quảng Ninh về trồng lim, lát, dổi và do một số diện tích trồng keo không hiệu quả nên người ta chặt, đốt đi để trồng lim, lát, dổi. Còn với diện tích hơn 3.600m bị chặt hạ trước đây trồng rừng nhưng không thành rừng, sau đó tái sinh tự nhiên nên người ta chặt một số cây vì thế chúng tôi lập hồ sơ xử lý. Nếu nói toàn bộ đây là rừng tự nhiên thì không đúng ?!

Căn cứ vào hiện trạng và hồ sơ kiểm tra vụ việc thì mức độ vi phạm đến đâu và hướng xử lý vi phạm này thế nào? Trả lời câu hỏi này, ông Mỳ nói: Hiện nay chúng tôi vẫn đang xác minh làm rõ, về hướng xử lý vi phạm, chúng tôi phải báo cáo xin ý kiến cấp trên để xử lý và xử lý theo hướng nào phải đúng quy định pháp luật.

Cũng theo Hạt trưởng Vũ Văn Mỳ, đến nay nhà trường đã có báo sự việc nhưng chúng tôi chưa đồng ý và đang yêu cầu nhà trường phải báo cáo chi tiết và có dấu đỏ. Chứ báo cáo của các đơn vị thực nghiệm, thực hành (của nhà trường – PV) không có giá trị pháp lý nên chúng tôi không chấp nhận.

Khi PV đề nghị ông Mỳ cung cấp hồ sơ liên quan đến vụ việc trên, ông Mỳ lấy lý do phải xin ý kiến cấp trên mới được cung cấp. Ngoài ra vị này còn thông tin rằng, vụ việc trên cũng được Công an tỉnh Quảng Ninh vào cuộc tìm hiểu, đồng thời khẳng định bản thân không "vấn đề” gì ?!

Mặc dù đã hơn 1 tháng trôi qua, và theo thông tin trả lời từ ông Vũ Văn Mỳ thì đến nay (tính hết ngày 29/4) các cơ quan chức năng liên quan được giao kiểm tra, xác minh làm rõ vụ việc vẫn còn mơ hồ chưa xác định được diện tích rừng bị chặt phá là loại rừng gì, và tất nhiên về biện pháp xử lý vi phạm vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Trước sự chậm trễ này, dự luận xã hội băn khoăn đặt nghi vấn về nguyên nhân do non kém về chuyên môn hay có sự "uẩn khúc” nào phía sau vụ phá rừng này? Câu hỏi này chúng tôi xin được gửi đến lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh và chính quyền thành phố Uông Bí để tìm câu trả lời.

Việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác hay vì mục đích nào khác là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung và tại thành phố Uông Bí nói riêng. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án về rừng của tỉnh, thì cấp uỷ chính quyền cơ sở phải tăng cường hơn các biện pháp quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời, triển khai đồng bộ các biện pháp, như tuyên truyền giáo dục, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội trên địa bàn gắn với chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.