moitruongplus BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) cho biết, hầu hết trẻ bị sốt xuất huyết mà không có triệu chứng nguy hiểm cần nhập viện thì có thể chăm sóc tại nhà. Bệnh này do siêu vi gây ra nên điều trị triệu chứng.

Để chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà, phụ huynh nên lưu ý một số việc sau:

Nếu trẻ sốt thì uống paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, cách nhau 4-6 giờ khi sốt lại. Thông thường 3 ngày đầu, trẻ sẽ sốt cao. Do đó, uống thuốc hạ sốt chỉ cần giảm nhiệt độ so với trước khi uống là đủ. 

Không nên sốt ruột uống thuốc liên tục vì nguy cơ tổn thương gan. Hạn chế uống thuốc hạ sốt nhóm ibuprofen vì tăng nguy cơ xuất huyết trong giai đoạn nặng sau này.


Ảnh minh hoạ

Phụ huynh nên bổ sung nước thường xuyên cho trẻ, đặc biệt với những trẻ sốt cao. Khi trẻ được uống nước đủ thì nguy cơ diễn tiến nặng phải nhập viện ít hơn. Có thể cho trẻ uống từng ly nhỏ, uống nhiều lần trong ngày, tránh uống 1 lúc quá nhiều nước. Những loại nước dùng cho trẻ uống có thể là nước đun sôi để nguội, nước bù điện giải, nước trái cây, nước canh đều được; không sử dụng nước có gas, nước có màu đen hoặc đỏ. Hiệu quả của việc bù nước đủ biểu hiện bằng việc bé đi tiểu thường hơn, 3 - 6 giờ/lần và nước tiểu trong.

Khi trẻ sốt sẽ biếng ăn, do vậy cần cho trẻ dùng thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, ăn nhiều lần trong ngày, mỗi bữa một ít sẽ giúp dễ tiêu hơn mà vẫn bù năng lượng. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn ói thì đừng vội cho ăn lại ngay, cần nghỉ ngơi 1 - 2 giờ, khi trẻ bớt cơn ói hãy cho ăn ít lại dần. Tránh sử dụng những thức ăn có màu đen, đỏ vì khi trẻ nôn ói ra khó phân biệt có xuất huyết hay không.

Cùng với đó, cần tắm rửa, vệ sinh cho trẻ, không kiêng cữ nước. Đồng thời, đưa trẻ đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Trong quá trình chăm sóc, nếu trẻ không diễn tiến nặng sẽ có dấu hiệu hồi phục vào ngày thứ 6 kể từ ngày sốt đầu tiên. Trẻ tỉnh táo hơn, ăn uống ngon miệng hơn, thậm chí đòi ăn những món bình thường, nổi những mảng đỏ, ngứa ở chân tay (ban hồi phục). Các biểu hiện nặng của trẻ dần dần thuyên giảm.

Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng sau thì nên đưa đến bệnh viện khám: Sốt cao không hạ dù đã uống thuốc hạ sốt, hoặc co giật khi sốt cao; lừ đừ, ngủ li bì khó đánh thức; đau vùng bụng phải, ngày càng tăng; tiểu ít, nước tiểu sậm vàng; nôn và nhợn ói nhiều, ói ra thức ăn và nước uống nhiều, không thể ăn uống được; tay chân lạnh, tím tái; chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu kinh bất thường, nôn ra máu, tiêu ra phân đen hoặc máu.

Theo bác sĩ Tiến, siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng nhỏ, mỗi chủng đều có khả năng gây bệnh và không có phản ứng bảo vệ chéo nếu đã nhiễm bệnh. Vì vậy, trẻ mắc sốt xuất huyết có thể bị lại do các chủng nhỏ khác nhau.

Cần kiêng gì khi trẻ sốt xuất huyết?

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), khuyến cáo phụ huynh cần kiêng cữ một số việc sau:

- Không nên cạo gió, cắt lễ vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ, đôi khi sẽ khiến trẻ chảy máu không cầm

- Không tự ý cho trẻ uống thuốc mà không đi khám bệnh vì có thể bỏ sót các triệu chứng nặng của trẻ và khiến chủ quan.

- Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như coca, xá xị… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

- Không dùng thuốc hạ sốt bằng Aspirin, Ibuprofen (vì dễ gây xuất huyết nặng)

- Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện vì nguy cơ sốc dịch truyền hoặc bỏ sót các triệu chứng nặng của bênh. Trong quá trình hồi phục bệnh, trẻ chưa thể ăn uống ngon miệng như bình thường cũng làm chậm quá trình hồi phục, bố sung thuốc bổ cho trẻ trong trường hợp này là cần thiết, theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.