moitruongplus Dù bận rộn với vai trò là một doanh nhân, diễn viên, lãnh sự danh dự Romania và gần đây nhất là phim điện ảnh Kẻ Thứ Ba sắp ra mắt, Lý Nhã Kỳ vẫn rất tích cực với các hoạt động thiện nguyện của mình.

Với mong muốn được hỗ trợ, định hướng và giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn ở khắp mọi miền Tổ quốc, Lý Nhã Kỳ và ekip Lynk Entertainment đã quyết định đầu tư và tổ chức một show thực tế để trao tặng số vốn lên tới 30.000.000 VND cho người lao động khó khăn có đam mê, hoài bão và kế hoạch nhưng chưa có vốn để hiện thực kế sinh nhai đó. 

tm-img-alt

Tập đầu tiên được phát sóng chính thức trên kênh Youtube Lynk Entertainment, mở màn là 2 hồ sơ gửi về chương trình: Bà Lệ Thị Thuận và chị  Võ Thị Ngọc Tuyết. Ở mỗi tập phát sóng, Lý Nhã Kỳ sẽ lắng nghe những dự án mà các hộ nghèo mang đến để cân nhắc trao tặng vốn cho họ thực hiện ước mơ, dự án đó. 

tm-img-alt

Bà Lệ Thị Thuận, 75 tuổi, có hai con gái nhưng một cô lấy chồng phải đi theo chồng nhiều năm trời không về. Bà sống cùng con gái thứ 2 (33 tuổi, làm thuê ở chợ Bà Chiểu) trong căn nhà dựng tạm bằng mái tôn từ năm 1999 trên mảnh đất nhỏ do nhà nước cấp. Mọi đồ đạc trong nhà đều cũ, mái nhà bị dột, hư hỏng. Mùa mưa đến nước dâng lên, nhà bị ngập do nền nhà thấp hơn đường. Nước tràn vào cuốn theo rác và côn trùng vào nhà bà, cả đêm hai mẹ con đều bắc ghế ngồi đợi nước rút chứ không thể làm gì hơn. 54 năm bà bán đồ ăn sáng từ hủ tiếu, phở, bò kho v.v.. bà được người dân giúp đỡ cho dựng bàn trước nhà bán mà không lấy tiền. Mỗi ngày bà kiếm được khoảng 250 ngàn, dùng tiền để đi chợ, trả tiền điện, tiền nước. Gửi hồ sơ đến chương trình, bà Thuận mong muốn có số vốn để nâng cấp nồi nấu nước lèo, mua bàn ghế mới vì đồ dùng đã cũ và bị hư hỏng. Số tiền còn dư sẽ dùng để sửa chữa lại mái nhà, để không bị dột và nâng cấp thềm nhà nếu có dư. 

tm-img-alt

 Bà tâm sự bản thân tự đi chợ búa, nấu nướng, nếu bán đông thì khách của mình tự phục vụ. "Khách cũng thương tôi lắm, ăn một tô 30 nghìn thường cho tôi thêm 10 nghìn thành 40 nghìn. Tôi bán suốt 54 năm, nhiều khách ăn của tôi từ lúc bé tới giờ đã già vẫn cứ ăn. Tôi buôn bán khổ cực, từ 2 giờ sáng đã dọn ra bán đêm cho khách rồi lại bán từ sáng tới trưa, từ trưa tới chiều. Tôi bán cả ngày, nhưng thường là tôi bán đêm vì ban ngày thì trời nắng quá. Có một nhà thương tôi nên cho tôi ngồi nhờ trước cửa suốt mấy chục năm. Trộm vía là tôi tuy khổ nhưng được trời cho cái sức khỏe, chỉ là không có tiền thôi. Tôi già rồi nhưng vẫn bán hàng đều đặn, đợt rồi bị Covid vẫn không sao. Nhà tôi nghèo lắm, chỉ lợp mái tôn nhưng mục nát hết cả. Nhà tôi thấp và nhỏ như một cái chuồng heo, không đứng nổi. Trước đây tôi thuê nhà dưới cầu, nhà nước thấy tội nghiệp nên cho miếng đất để ở rồi tôi lợp thành nhà. Nhưng nhà tôi giờ đã cũ nát lắm rồi mà không có tiền sửa". 

tm-img-alt

 Sau khi tâm sự về hoàn cảnh, bà trình bày với Lý Nhã Kỳ về những kế hoạch sử dụng số vốn 30 triệu xin được để làm ăn, bao gồm mua bếp, bàn ghế nhựa, tủ kính để đồ, bát đũa... Với đầu óc doanh nhân, Lý Nhã Kỳ nhanh chóng tính toán và bất ngờ khi thấy số tiền để bà Thuận đầu tư cho đồ đạc buôn bán hết có 6 triệu, liền hỏi lại khách mời xem muốn xin bao nhiêu vốn. Bà Thuận ngại ngùng tiết lộ muốn xin Lý Nhã Kỳ 30 triệu để ngoài mua đồ còn trả nợ. Lý Nhã Kỳ suy nghĩ một hồi và nói: "Cô là trường hợp đặc biệt của chương trình này. Mục tiêu của tôi là cấp vốn để hỗ trợ đầu tư làm ăn chứ không cấp vốn để trả nợ, nhưng vì thương cô nên tôi vẫn đồng ý cho cả 30 triệu. Cô Thuận rất hay ở chỗ vừa gặp tôi đã trình bày được thương hiệu riêng là hủ tiếu bò 54 năm, cho tôi thấy được tiềm năng kinh doanh để giúp cô đầu tư vốn". 

tm-img-alt

Trường hợp thứ hai là chị Võ Thị Ngọc Tuyết, sinh năm 1986, vào Sài Gòn sống hơn 10 năm, có hai con nhỏ, chồng bị tai nạn thu nhập bấp bênh. Đến với chương trình, chị mong muốn có vốn để mở 1 quán nước nhỏ trước nhà có tiền để lo cho con.

Ban đầu format chương trình trong 2 người tham gia chỉ trao cho 1 người, tuy nhiên vì cảm thông với cả 2 nên trong tập 1 ngoài cụ già U.80 thì người tham gia còn lại vẫn được Lý Nhã Kỳ trao tặng một ít vốn để vươn lên.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.