moitruongplus Hơn 600 tình nguyện viên ở Đà Nẵng tham gia chương trình "Clean up Son Tra 2022 - Vì một Sơn Trà Xanh" với chủ đề "Đi bộ nhanh – dọn rác nhiều” đã cùng nhau thu gom hơn 1 tấn rác thải các loại.


tm-img-alt
Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các Bãi biển du lịch Đà Nẵng vừa tổ chức chương trình "Clean up Son Tra 2022 – Vì một Sơn Trà Xanh” với chủ đề "Đi bộ nhanh – dọn rác nhiều”. Đây là chương trình đầu tiên năm 2022 nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Khai trương mùa du lịch biển 2022.
tm-img-alt
Được biết, chương trình Clean Up Son Tra được thành lập từ năm 2011, thường xuyên tổ chức cho các đội nhóm tình nguyện lên nhặt rác làm sạch Sơn Trà.
tm-img-alt
Ông Nguyễn Đức Vũ - Trưởng Ban Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các Bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết, chương trình đầu tiên được thực hiện từ năm 2011 với số lượng tình nguyện viên khiêm tốn khoảng 50 bạn. Tuy nhiên, qua thời gian tổ chức thực hiện, đến nay sự kiện này đã thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia với mong muốn chung tay làm sạch, giữ gìn màu xanh cho bán đảo Sơn Trà.
tm-img-alt

Chương trình năm nay thu hút hơn 600 người tham gia đến từ các đội nhóm Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh (Green Việt), Đoàn trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Khoa Du lịch –Đại học Kinh tế, Trung tâm Anh ngữ Kevin Doan, Nhóm từ thiện Hand In Hand Việt – Hàn, Nhóm Cắm trại Đà Nẵng,...

tm-img-alt
Tại chương trình,  các tình nguyện viên được phát các dụng cụ như bao đựng rác, găng tay, que cào rác, gậy… Sau khi nghe phổ biến, hơn 600 tình nguyện viên chia làm 10 nhóm, nhận nhiệm vụ nhặt rác ở nhiều khu vực khắp bán đảo Sơn Trà.
tm-img-alt
Khu vực phía trên Hồ Xanh là nơi được nhiều du khách tổ chức cắm trại qua đêm nên lượng rác khá nhiều.
tm-img-alt
Rác thải bị du khách tham quan bán đảo Sơn Trà vứt tại nhiều vị trí, từ nơi có mặt phẳng cho đến các tảng đá nằm cheo leo...
tm-img-alt
tm-img-alt
Một nam tình nguyện viên của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã thu gom được gần 20 vỏ chai thủy tinh đựng nước uống bị bỏ lại bán đảo Sơn Trà sau những cuộc vui chơi đốt lửa trại.
tm-img-alt
Dọc đường Hoàng Sa, rác thải được thu gom rất nhiều, nhất là tại khu vực gần đến chùa Linh Ứng, do nơi đây là địa điểm thu hút rất đông người dân và du khách thường đến để ngắm TP Đà Nẵng lúc hoàng hôn.
tm-img-alt
Các nhóm nhỏ thu dọn rác thải dọc 2 bên đường dẫn lên bán đảo Sơn Trà.
tm-img-alt
Một nữ sinh viên đang cố gắng nhặt một chiếc khẩu trang bị du khách vứt bỏ bên lề đường.
tm-img-alt
Tình nguyện viên Lê Đình Anh Tú (20 tuổi, quê Nghệ An) cho biết: "Mỗi dịp cuối tuần, tôi đều cùng bạn chạy bộ lên Sơn Trà, nhưng không nghĩ rằng lại nhiều rác bị bỏ lại dưới mương thoát nước và taluy đường như thế. Riêng hôm nay tôi đã nhặt được hơn 5 kg rác".
tm-img-alt
Dưới mương thoát nước dọc đường Hoàng Sa cũng được các tình nguyện viên tìm thấy vô số loại rác.
tm-img-alt
Mặc dù thời tiết Đà Nẵng rất nắng nóng, nhưng hầu hết các tình nguyện viên đều phấn khởi sau nhiều giờ lao động đầy ý nghĩa.
tm-img-alt
Chị Vũ Hoàng Kim - Giám đốc Trung tâm Anh ngữ Kenvin Doan cho biết: "Với mong muốn bán đảo Sơn Trà sẽ xanh, sạch, đẹp hơn, 12 giáo viên của trung tâm đã tham gia chương trình Clean up Sơn Tra – Vì một Sơn Trà Xanh. Thông qua chương trình này, tôi hi vọng có thể lan tỏa thông điệp sống xanh, bảo vệ môi trường và động vật hoang dã, kêu gọi cộng đồng chung tay xây dựng hình ảnh bán đảo Sơn Trà là điểm đến du lịch Xanh... Trong những năm qua, ngoài việc giảng dạy tiếng Anh, chúng tôi còn lồng ghép các dự án để các em học sinh được trải nghiệm nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường".
tm-img-alt
Toàn bộ rác thải sau khi được thu gom sẽ tập hợp tại một bãi đất trống để chờ xe môi trường đến đưa đi xử lý.
tm-img-alt
Ông Nguyễn Đức Vũ, Trưởng Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng tặng quà lưu niệm cho các đội nhóm tình nguyện tham gia chương trình "Clean up Son Tra 2022 - Vì một Sơn Trà Xanh".

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.