moitruongplus Quá trình thi công dự án cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên địa bàn quận Thanh Khê và Liên Chiểu, nhà thầu không chỉ làm nứt nhà dân tại phường Chính Gián mà còn vận chuyển đất bùn san lấp bờ kênh ở phường Hòa Hiệp Nam sai quy định.

Tiếp tục tìm hiểu thông tin người dân phản ánh về việc quá trình thi công dự án "Xây dựng tuyến kênh thoát nước từ Khu công nghiệp Hòa Khánh đến sông Cu Đê” có vận chuyển đất bùn san lấp bờ kênh làm rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường, phóng viên được biết, điều này là trái với phương án thi công đã phê duyệt.

tm-img-alt
Xe tải ben vận chuyển đất bùn san lấp bờ kênh tại phường Hòa Hiệp Nam.

 Cụ thể, ngày 26/4, phóng viên phát hiện có 2 xe ô tô tải ben loại 9,1 tấn vận chuyển đất bùn lỏng được múc từ hồ Gia Tròn, chở đến đổ vào các hố 2 bên bờ kênh thoát nước đã được thi công xong cách vị trí múc chừng 500m. Các xe lưu thông trên bờ kênh và tuyến đường 15m đã được thảm nhựa, làm rơi vãi đất bùn xuống mặt đường. Ở vị trí xe tải chở bùn đổ vào bờ kênh, có nắp cống thoát nước bị vỡ, mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

tm-img-alt
Xe tải ben chở đất bùn từ lòng hồ Gia Tròn lên đổ san lấp bờ kênh.

Liên lạc qua số điện thoại di động với đại diện đơn vị nhà thầu là ông Mai Văn Duy được công khai trên thông báo tại công trường để tìm hiểu về sự việc này, ông Duy khẳng định việc xe tải chở đất bùn dưới hồ đi san lấp là được phép. "Việc này là nằm trong phương án phê duyệt, sau này để san lấp. Tất cả các đất bùn ấy được tận dụng lại để san lấp”, ông Duy nêu rõ.

tm-img-alt
Thông tin về dự án và số điện thoại nhà thầu được công khai tại hiện trường.

 Để xác thực thông tin, phóng viên liên hệ với ông Lâm Quang Hoàng - Phó Giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng, chủ đầu tư kiêm giám sát dự án. Ông Hoàng cho biết: "Theo hồ sơ, toàn bộ đất bùn dưới hồ tận dụng đổ lên san nền trong khu vực trong kè. Có nghĩa là làm kè dưới lòng hồ, nạo vét bùn đổ vô trong. Chủ yếu bờ kè xung quanh đóng cọc tre, xong đổ cát lên 1m rồi đổ đất đồi (đất K95) quanh đó, còn lại phía trong lấy đất bùn nạo vét đổ vô san nền.”

tm-img-alt
Theo hồ sơ phê duyệt, đất bùn chỉ được tận dụng san nền trong khu vực dự án quanh hồ Gia Tròn.

 Khi phóng viên hỏi về việc xe tải chở đất bùn dưới hồ đổ lên bờ kênh ở khu vực ngoài phạm vi thi công hồ Gia Tròn, ông Hoàng cho biết là sẽ kiểm tra lại và hướng dẫn liên lạc với ông Nguyễn Ngọc Huy, nhân viên BQL các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng đang trực tiếp tư vấn, giám sát dự án để nắm thêm thông tin.

 Ngày 28/4, phóng viên quay trở lại hiện trường, thực địa cùng ông Nguyễn Ngọc Huy vị trí xe tải chở đất bùn gây ô nhiễm môi trường. Theo quan sát của phóng viên, số đất bùn rơi vãi trên đường 15m đã được thu dọn, tại vị trí đổ đất bùn ở bờ kênh được giăng dây cảnh báo để xe tải không được vào đổ nữa.

tm-img-alt
Sau phản ánh của Môi trường Đô thị Việt Nam, ngày 28/4, vị trí xe tải ben đổ đất bùn tại bờ kênh thoát nước được giăng dây cảnh báo cấm đổ.

 Tại đây, ông Huy xác nhận vị trí đổ đất bùn vào bờ kênh là trái với phương án phê duyệt. "Thực tế số đất bùn này được tận dụng để san nền cảnh quan xung quanh hồ Gia Tròn chứ không được phép vận chuyển bằng xe ben chở đến đổ vào bờ kênh. Bởi, ở vị trí bờ kênh cũng là dự ánxây dựng tuyến kênh thoát nước từ Khu công nghiệp Hòa Khánh đến sông Cu Đê, đang xây dựng nhưng chưa bàn giao. Vị trí đổ đất bùn nằm trong vệt cây xanh cách li, theo phương án phải đổ đất đủ tiêu chuẩn để trồng cây xanh chứ không được phép đổ đất bùn vận chuyển từ hồ Gia Tròn lên”, ông Huy chia sẻ.

tm-img-alt
Việc vận chuyển đất bùn từ lòng hồ Gia Tròn lên đổ tại bờ kênh thoát nước là trái quy định hồ sơ phê duyệt. 

Trước những sai sót này, ông Huy cho biết là đã yêu cầu phía nhà thầu chấp dứt ngay việc vận chuyển đất bùn đổ vào bờ kênh, khẩn trương dọn vệ sinh và có kế hoạch vận chuyển toàn bộ số đất bùn đã đổ ra khỏi vị trí trong mùa khô năm 2022.

Thực tế tại hiện trường cho thấy, phía nhà thầu đã vận chuyển đất bùn từ hồ Gia Tròn đổ nhiều điểm trên tuyến bờ kênh thoát nước. Câu hỏi đặt ra là có hay không việc nhà thầu cố tình sử dụng đất bùn để làm vật liệu đất san lấp cho tuyến kênh này để trực lợi? Và đã có bao nhiêu khối đất bùn đã đổ xuống san lấp ở vị trí không được phép này?

tm-img-alt
Có hay không việc trục lợi của nhà thầu từ  đổ đất bùn san lấp bờ kênh tại phường Hòa Hiệp Nam?

Thêm nữa, nếu sự việc này không được người dân phát hiện, phản ánh thì không chỉ nguồn tài nguyên bị thất thu mà số đất bùn được san lấp ở bờ kênh liệu có đảm bảo tiêu chuẩn để trồng cây xanh khi chưa được kiểm tra về độ nhiễm phèn, nhiễm mặn?

Câu hỏi này xin được dành cho phía cơ quan chức năng của thành phố Đà Nẵng đối với việc thi công dự án tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên địa bàn quận Thanh Khê và Liên Chiểu có tổng mức đầu tư 314 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Dự án bao gồm các hạng mục công trình: Cải tạo tuyến cống thoát nước liên phường Xuân Hà (từ đường Điện Biên Phủ đến sông Phú Lộc). Xử lý ngập úng khu vực trước Trường Huỳnh Ngọc Huệ trên đường Hà Huy tập. Cải tạo kết cấu tuyến cống thoát nước liên phường Tam Thuận nhằm đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống dọc hai bên tuyến cống, xử lý thoát nước chống ngập úng cho khu vực. Xây dựng tuyến kênh thoát nước từ KCN Hòa Khánh đến sông Cu Đê (đoạn còn lại), gồm các hạng mục: san nền, giao thông, thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện, điện chiếu sáng, cây xanh cảnh quan, kênh thoát nước và kè hồ nhằm đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, khớp nối hệ thống thoát nước chống ngập úng cho khu vực.

tm-img-alt
Kênh thoát nước đang được thi công tại phường Hòa Hiệp Nam.

Dự án do BQL các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP  Đà Nẵng làm chủ đầu tư kiêm quản lý, giám sát. Theo kết quả do BQL công bố, liên danh Công ty Cổ phần  Xây dựng công trình thủy Hà Nội - Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco - Công ty CP Xây dựng Quang Đại Việt trúng thầu xây dựng với giá 280,324 tỷ đồng.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.