moitruongplus Thời gian qua, Hội LHPN TP Móng Cái đã lan tỏa mạnh mẽ cuộc vận động "Phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường và thực hiện VSATTP” đến toàn thể hội viên tại 17/17 xã, phường.
Các thành viên trong hội phụ nữ phân loại rác thải. Ảnh minh họa
Nhiều mô hình bảo vệ môi trường của hội phụ nữ các địa phương được triển khai đạt hiệu quả cao, trong đó tiêu biểu là mô hình xây dựng các hố ủ phân hữu cơ vi sinh, biến rác thải thành tiền.
Bằng những việc làm thiết thực, các cấp hội phụ nữ TP Móng Cái đã tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về bảo vệ môi trường, nhằm tạo sự thay đổi mạnh mẽ trong ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với môi trường. Duy trì và thực hiện có nền nếp phong trào "Ngày chủ nhật xanh”, "Ngày xanh trong tuần” ở tất cả các khu dân cư trên địa bàn, trong đó hội viên phụ nữ tham gia tích cực, khẳng định vai trò nòng cốt. Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, mô hình xây dựng các hố ủ phân hữu cơ vi sinh, biến rác thải thành tiền đã được thực hiện ở 100% cơ sở hội, góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường khu vực nông thôn; giúp hội viên phụ nữ có thêm kinh phí hoạt động.
Hội viên Chi hội phụ nữ khu Hồng Phong, phường Ninh Dương, chia sẻ: Thực hiện mô hình xây dựng hố ủ phân hữu cơ vi sinh, tôi thấy hiệu quả đem lại rất cao. Gia đình tôi có 3.000m2 vườn mà không phải mua phân bón, tiết kiệm rất nhiều tiền và còn giúp giảm lượng rác thải ra môi trường. Đặc biệt, rác thải sinh hoạt được phân loại ngay từ ban đầu, vừa đem ủ lấy phân bón, vừa bán phế liệu để gây quỹ, thực hiện mô hình "Nuôi lợn tiết kiệm” giúp hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn phát triển kinh tế gia đình, tặng quà và hỗ trợ cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn cũng như đóng góp xây dựng quỹ "Mái ấm tình thương” cho hội viên phụ nữ nghèo.
Một hội viên phụ nữ khu 2, phường Bình Ngọc, thì cho biết: Trước đây tôi thường đốt và chôn lấp các loại rác như cỏ, lá cây, rác thải sinh hoạt gia đình. Từ khi được Hội Phụ nữ phường tuyên truyền, vận động và được hỗ trợ về men vi sinh, cách thức ủ phân, hướng dẫn ủ phân hữu cơ vi sinh, tôi đã tích cực tham gia và thấy rất hiệu quả, vừa tiết kiệm được tiền mua phân, vừa sạch nhà sạch ngõ, giữ vệ sinh môi trường chung.
Mô hình phân loại rác, ủ rác hữu cơ thành phân vi sinh được Hội LHPN phường Bình Ngọc triển khai từ năm 2020 tại khu 3, với 20 thành viên tham gia. Năm 2021 tiếp tục triển khai tại khu 2 và khu 4 với 30 thành viên tham gia. Từ hiệu quả thiết thực của mô hình này, năm 2022, Hội LHPN phường Bình Ngọc tiếp tục hướng dẫn người dân duy trì thực hiện, đồng thời, nâng cao chất lượng và khảo sát, vận động nhân rộng mô hình với các hố ủ rác thành phân hữu cơ vi sinh tại khu 4 trên địa bàn.
Từ đầu năm 2020, mô hình ủ rác hữu cơ thành phân vi sinh, biến rác thải thành tiền được Hội LHPN TP Móng Cái triển khai tới 17/17 xã, phường. Mô hình vận động hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện phân loại rác, ủ rác hữu cơ thành phân bằng chế phẩm vi sinh đã được hội viên phụ nữ và nhân dân hưởng ứng, bước đầu mang lại nhiều hiệu quả tích cực; góp phần giảm thiểu rác thải ra môi trường, đồng thời tái chế rác thành phân bón phục vụ sản xuất, giảm lượng rác thải phải thu gom và tải lượng thu gom của khu xử lý rác tập trung; tạo thói quen bảo vệ môi trường cho từng cá nhân, hộ gia đình. Đến nay, toàn thành phố đã có hơn 5.000 gia đình hội viên, nhân dân tham gia thực hiện phân loại rác, ủ phân hữu cơ vi sinh, biến rác thải thành tiền, với lượng phân bón vi sinh bình quân đạt hơn 60 tấn/tháng.
Mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh, biến rác thải thành tiền đã tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong ý thức, hành động của mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng TP Móng Cái luôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Trong thời gian tới, Hội LHPN thành phố tiếp tục nhân rộng và lan tỏa việc thực hiện các hố ủ phân hữu cơ vi sinh biến rác thành tiền đến đông đảo hội viên phụ nữ và nhân dân trên địa bàn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.