moitruongplus Theo Bộ trưởng Y tế thông tin đang giao cơ quan chức năng xây dựng hướng dẫn cụ thể cho việc bỏ khai báo y tế nội địa.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến việc "làm sạch” dữ liệu tiêm chủng Covid-19 và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 sáng 26/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đã giao Cục Y tế Dự phòng có văn bản hướng dẫn các địa phương trong việc từng bước thực hiện bình thường hóa.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Việt Nam hiện không áp dụng truy vết dịch tễ. Tới đây chúng ta sẽ không áp dụng khai báo y tế nội địa nữa, từng bước đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Hiện Bộ Y tế đã giao cho Cục Y tế dự phòng có văn bản hướng dẫn địa phương trong việc từng bước thực hiện bình thường hóa việc khai báo này.
Với khai báo khi nhập cảnh, Bộ trưởng cho biết cũng đã yêu cầu phải trở lại trạng thái bình thường, tức là chỉ khai báo theo đúng điều lệ quốc tế, trong đó yêu cầu thông tin cơ bản, không phục vụ cho mục đích khác nữa.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại hội nghị trực tuyến sáng 26/4.
Tại Việt Nam, khai báo y tế là một trong 5 giải pháp phòng chống dịch đơn giản, hiệu quả theo Thông điệp 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, khai báo y tế, không tụ tập). Nhiều quốc gia cũng áp dụng biện pháp khai báo y tế này.
Nhiều chuyên gia khuyến cáo để phù hợp điều kiện bình thường mới, Bộ Y tế nên bỏ "3K” gồm khai báo y tế, khoảng cách, không tụ tập, chỉ còn 2K (khẩu trang, khử khuẩn).
Sau hơn hai năm bùng phát dịch Covid-19 do các biến thể mới của SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, khiến quá trình lây lan nhanh hơn và mức độ nhiễm bệnh nhiều hơn so với chủng ban đầu. Đến nay, hầu hết các quốc gia đã nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, một số quốc gia Đông Nam Á đã đưa ra tiêu chí để coi Covid-19 là bệnh lưu hành như Indonesia, Thái Lan.
Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên biến thể Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 3 do biến thể Omicron đã chiếm chủ đạo về số mắc, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay. Hiện số ca mắc cộng đồng trung bình hơn 10.000 ca/ngày và tử vong trung bình 9 ca/ngày trong 7 ngày qua./.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.