moitruongplus Các triệu chứng hậu COVID rất đa dạng: có đến 203 triệu chứng khác nhau, có thể xuất hiện sau khi COVID-19 đã hồi phục, hoặc tồn tại dai dẳng từ đầu, hoặc tái phát theo thời gian.
Trong văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Y tế các Bộ, ngành, Bộ Y tế cho biết, hậu COVID-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 với các triệu chứng xuất hiện trong hoặc sau khi mắc COVID-19, kéo dài 12 tuần và không thể lý giải bằng các chẩn đoán khác.
Các triệu chứng hậu COVID rất đa dạng, thậm chí đến 203 triệu chứng khác nhau, có thể tồn tại dai dẳng từ đầu hay xuất hiện sau khi khỏi COVID-19 hoặc tái phát theo thời gian. Triệu chứng phổ biến nhất gồm mệt mỏi, khó thở, đau cơ xương khớp, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, suy giảm nhận thức, rối loạn giấc ngủ, ho, đau ngực…
Khi các dấu hiệu, triệu chứng của hậu COVID-19 làm sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, tác động đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội, người dân cần đi khám sức khỏe.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Để thực hiện hiệu quả công tác khám, chữa bệnh cho người dân sau khi mắc COVID-19, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố cũng các đơn vị y tế chỉ đạo, tổ chức khám, chữa bệnh cho người bệnh (người lớn và trẻ em) khi mắc và hậu COVID-19 theo đúng các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế đã ban hành.
Cơ sở y tế khám, chữa bệnh cho người có dấu hiệu, triệu chứng hậu COVID-19 nói riêng và khám bệnh, chữa bệnh nói chung theo phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở theo các lĩnh vực chuyên khoa khi người dân có các dấu hiệu, triệu chứng thuộc các chuyên khoa, tránh tình trạng lạm dụng chỉ định hoặc chỉ định không phù hợp, không cần thiết.
Người dân không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không được cấp phép lưu hành sản phẩm hay các bài thuốc truyền miệng hoặc theo nguồn tin không chính thống để chữa bệnh.
Nắm bắt tâm lý lo lắng hậu Covid-19 của người dân, thời gian qua, nhiều cơ sở y tế đã tung ra các gói khám hậu Covid-19 với giá từ vài trăm đến vài triệu đồng, trong đó bao gồm những dịch vụ không cần thiết.
Trước thực trạng này, Bộ Y tế giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Thanh tra Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, y tế các Bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc và cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn về hoạt động chuyên môn, thông tin, quảng cáo khám chữa bệnh để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh, xử lý nếu có vi phạm.
Đồng thời giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phối hợp với các Vụ, Cục liên quan, các nhà chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, cập nhật, đề xuất ban hành hướng dẫn chuyên môn và triển khai tập huấn để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người bệnh.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo, những trường hợp F0 cần phải đi khám ngay sau khi khỏi bệnh bao gồm: Có bệnh lý nền; tuổi > 60 tuổi; từng phải điều trị tại khoa cấp cứu, hồi sức tích cực khi mắc Covid-19; đối tượng khác nhưng có triệu chứng nặng nề hoặc bất thường.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà sau khi khám xong, bác sỹ sẽ chỉ định làm xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán, tránh lãng phí các thăm dò không thực sự cần thiết cho người bệnh.
Thông thường, người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm cơ bản như: Máu, nước tiểu, điện tim, chụp X-quang tim phổi, siêu âm tim và một số thăm dò sâu hơn nếu cần thiết (ví dụ cắt lớp phổi…).
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.