moitruongplus Việc phân loại rác thải không chỉ góp phần làm cho môi trường sạch sẽ mà còn có thể tận dụng được các loại rác thải tái chế để gây quỹ hỗ trợ cho các phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Chương trình "Truyền thông nâng cao nhận thức thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc sử dụng, quản lý rác thải nhựa, phân loại, tái sử dụng và tái chế rác thải nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững” được triển khai tại Đà Nẵng đang nhận được sự quan tâm hưởng ứng và những phản hồi tích cực của người dân.

Ngay sau khi Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng triển khai tuyên truyền, tổ chức các điểm thu đổi rác tái chế đã thu hút được hàng trăm lượt người dân tới tham gia và số lượng rác tái chế sau mỗi đợt đều tăng lên rõ rệt. Chương trình bắt đầu được Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng triển khai từ tháng 12/2021 đến nay đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức xã hội, các hộ gia đình, người dân tại địa phương. Tính đến ngày 9/4/2022, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng đã thực hiện được 13 đợt thu đổi rác tái chế.


Điểm thu đổi rác tái chế của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng

Đã trở thành hoạt động thường xuyên, trong nhiều tuần nay cứ đến ngày chủ nhật hằng tuần, đại diện Hội Phụ nữ phường Hoà Cường, thành Phố Đà Nẵng có một hoạt động nhân văn, đó là mang các loại rác tái chế đến điểm thu đổi của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng để đổi lấy tiền mặt và dành khoản tiền đó đóng góp cho quỹ hỗ trợ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Đây là một trong những mô hình hay trong hoạt động phân loại rác tại nguồn đang được triển khai tại Đà Nẵng, vừa góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường lại có ý nghĩa xã hội thiết thực trong phong trào "tương thân tương ái”.


Thành viên hội Phụ nữ phường Hoà Cường đổi rác tái chế lấy tiền mặt và đóng góp cho quỹ hỗ trợ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Trực tiếp tham gia phân loại rác tại nguồn, cô Linh, một người dân tại K58 đường Lưu Quý Kỳ, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng chia sẻ: "Tôi thấy đây là một chương trình rất hay vì trong rác thải có những loại rác có thể tái chế được, nếu không được phân loại sẽ rất lãng phí và gây mất vệ sinh. Việc phân loại rác thải không chỉ góp phần làm cho môi trường sạch sẽ mà còn có thể tận dụng được các loại rác thải tái chế để gây quỹ hỗ trợ cho các phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn”.

Theo cô Thanh, một cư dân tại K467 Núi Thành, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng "Hoạt động thu đổi rác tái chế là một việc làm rất tốt, bởi vì ngoài ý nghĩa phân loại rác, bảo vệ môi trường, thông qua hoạt động này, hội phụ nữ còn có thêm nguồn quỹ nho nhỏ để thực hiện công tác an sinh, dành cho những hoàn cảnh khó khăn tại khu dân cư mình sinh sống. Đồng thời nâng cao ý thức phân loại rác tại nguồn cho người dân, góp phần tạo môi trường xanh - sạch - đẹp. Rất mong chương trình này tiếp tục được duy trì và ngày càng lan toả.”


Nhân viên Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng tuyên truyền phân loại rác tới các hộ dân

Để triển khai được các hoạt động thu đổi rác tái chế một cách thuận lợi và sôi nổi, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng đã thực hiện tuyên truyền trực tiếp đến hơn 3.000 hộ dân. Theo kế hoạch, thời gian tới, công ty sẽ triển khai mở rộng công tác tuyên truyền đến 5 trường tiểu học cùng 4000 hộ dân phường Hòa Cường Nam, 2 trường tiểu học, 3 trường mầm non và 3000 hộ dân trên địa bàn phường Hòa Cường Bắc.


Đại diện VUREIA, PRO Vietnam thăm điểm thu đổi rác tái chế của Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng

Nhằm thúc đẩy chương trình truyền thông nâng cao nhận thức thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc sử dụng, quản lý rác thải nhựa, phân loại, tái sử dụng và tái chế rác thải, ngày 15/4/2022, đoàn công tác bao gồm đại diện Hiệp hội môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (VUREIA), PRO Vietnam đã có buổi họp với lãnh đạo Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng và đến khảo sát trực tiếp điểm thu đổi rác tại chế. Ông Hồ Chí Hưng - Tổng thư ký VUREIA phát biểu: "Trong thời gian vừa qua tình hình đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và trong cả nước nói chung diễn biết hết sức phức tạp. Tuy nhiên, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng đã vượt qua nhiều khó khăn triển khai thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn, do vậy đã đạt được kết quả tích cực. Hy vọng từ những kết quả đã đạt được trong giai đoạn từ năm 2021 - 2022 cùng sự hỗ trợ, đồng hành của PRO Vietnam, Chương trình sẽ phát triển mạnh hơn nữa trên địa bàn phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu và tiếp tục lan tỏa trên địa bàn các phường, quận lân cận khác trong giai đoạn từ năm 2022 - 2023”.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.