moitruongplus Nhân vật nữ chính trong vụ đánh ghen gây xôn xao dư luận tại tỉnh Phú Thọ trong mấy ngày qua, đã lên tiếng lý giải về nguyên nhân vào nhà nghỉ với cán bộ công an là để… “phá án” ?

Liên quan đến vụ đánh ghen xảy ra ngày 8/8, tại thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tiếp nhận nhiều thông tin rất "kỳ lạ” trong vụ việc này, trong đó có nội dung trao đổi với người trong cuộc.

Tối ngày 10/8, phóng viên nhận được cuộc điện thoại từ chị N.V.A, là nhân vật nữ trong vụ việc trên. Qua trao đổi, chị V.A đã kể lại chi tiết diễn biến vụ việc và liên tục khẳng định việc vào nhà nghỉ với một cán bộ công an là để phối hợp, giúp Công an huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ tiếp cận một đối tượng lừa đảo. Do đó, chị V.A cho rằng đây là sự hiểu lầm đáng tiếc, gây mất mát lớn cho bản thân mình.

Nhà trọ Hoàng Anh ở thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ nơi xay ra vụ việc (Ảnh cắt từ clip)

Cuộc điện thoại kéo dài chừng 20 phút, người viết bài đã lắng nghe những chia sẻ từ nữ giáo viên này. Giãy bày sự việc, chị V.A kể: ngoài làm nghề giáo viên, tôi còn làm MC tại các sự kiện, đám cưới và làm cả nghề may. Cách đây khoảng 2 tháng tôi có đăng lên trang Facebook cá nhân một số hình ảnh liên quan đến những khách hàng đặt may tại cửa hàng – mục đích là để quảng cáo.

Sau khi nội dung trên được đăng tải, thì ngay hôm sau có hai người đàn ông tên là T và Đ đến quán của tôi giới thiệu là Công an huyện Cẩm Khê. Sau đó 2 người này xin được trích xuất camera của quán, nhưng không được do camera nhà tôi bị hỏng. Tiếp đó, anh T hỏi thông tin về một người khách đặt may 2 chiếc quần ở quán của tôi.

Qua cuộc nói chuyện, anh T cho biết: vị khách của tôi là đối tượng mà công an đã điều tra từ lâu và tưởng như đã hết hi vọng, nên khi thấy thông tin tôi đăng trên mạng đã loé lên tia hi vọng.

Cũng theo anh T: đối tượng này chuyên đi lừa tình, lừa tiền những phụ nữ nhẹ dạ cả tin nên mong muốn tôi phối hợp để xử lý vụ án đó. Việc này tôi cũng đã hỏi ý kiến và được chồng tôi đồng ý cho hợp tác với anh T. Kể từ đây tôi cũng thường xuyên nhắn tin và nói chuyện với đối tượng SK hơn.

Kể về mối quan hệ với đối tượng SK, chị V.A cho biết: tôi quen người này qua mạng xã hội, tên tài khoản Facebook là ‘S..K..’ (sau đây gọi là: đối tượng SK) và chưa gặp nhau ngoài đời. Qua trò chuyện, người này giới thiệu bản thân có quen biết nhiều lãnh đạo, nên có thể mua được đất đấu giá ở huyện Cẩm Khê với giá thấp hơn so với giá thị trường.

Trở lại câu chuyện phối hợp, giúp đỡ Công an huyện Cẩm Khê có thể tiếp cận được với đối tượng SK, chị V.A nói: tôi đặt vấn đề nhờ mua giúp tôi một mảnh đất và đối tượng này đã đồng ý.

Vào tối ngày 7/8, đối tượng SK nhắn tin hỏi thăm và hẹn gặp tôi để bàn công việc (mua đất – PV). Đến sáng hôm sau (8/8), khi tôi đi giao hàng ở huyện Yên Lập tôi có gọi điện cho anh P là cán bộ Công an huyện Cẩm Khê, để kể lại sự việc và hỏi xem có nên gặp đối tượng kia không và tôi được anh P khuyên cứ gặp bình thường.

Vì vậy, khi đến ngã ba gần bến xe huyện Yên Lập tôi nhìn thấy một nhà nghỉ nên nghĩ ra ý tưởng hẹn đối tượng SK ở đó, vì vậy tôi dừng xe lại gọi điện để hẹn gặp nhưng người này nói đang bận việc ở huyện Cẩm Khê, khi nào gặp được sẽ báo lại.

Ngay sau đó tôi điện lại cho P để thông báo việc không hẹn được đối tượng trên, nhưng vẫn dặn P cứ chuẩn bị tinh thần nếu cần thì sẽ nhờ P hỗ trợ. Sau đó tôi tiếp tục đi giao hàng.

Tại điểm giao hàng, tôi nhận được cuộc gọi điện thoại từ 2 cán bộ công an T và Đ. Sau khi biết thông tin về việc đối tượng kia hẹn gặp tôi, thì 2 người này nói tôi cứ gặp bình thường, khi hẹn được chính xác địa điểm thì báo lại để họ cho người đến, mọi việc họ sẽ lo.

Một lúc sau, đối tượng SK điện đến hẹn tôi mang chứng minh thư nhân dân đến nhà nghỉ ngoài bến xe Yên Lập, rồi sẽ qua lấy để hoàn tất hồ sơ mua đất cho tôi và tôi đồng ý ra gặp.

Trên đường ra gặp SK, tôi điện lại cho P để thông báo địa điểm hẹn gặp đối tượng kia ở nhà nghỉ Hoàng Anh và nhờ P ra hỗ trợ. Khi tôi đến nơi (nhà nghỉ Hoàng Anh – PV) thì biết P đang ở trên tầng 2. Sau khi vào phòng, tôi điện thoại cho đối tượng SK và nói mình đang chờ ở P204 nhà nghỉ Hoàng Anh.

Khi tôi và P đang nói chuyện trong phòng thì thấy tiếng hô hào ngoài cửa, tôi bảo P ra mở cửa xem chuyện gì. Ngay sau khi P mở cửa thì chồng tôi ập vào chửi bới và đánh P, do vậy P đã bỏ chạy.

Sau khi P bỏ chạy, chồng tôi lao vào phòng đánh tôi túi bụi, không những đánh ở trong phòng anh ấy còn lôi tôi xuống tầng hầm, nắm tóc lôi ra phía trước cửa nhà nghỉ để chửi bới và hô hoán mọi người đến chứng kiến, quay clip về một vụ ngoại tình để tung lên mạng.

Do bị đánh đau nên tôi cố vùng ra và chạy lên phòng và khoá trái cửa lại. Một lúc sau thì bố tôi và Công an thị trấn Yên Lập đến và mời tất cả về trụ sở công an để khai báo sự việc.

Qua diễn biến sự việc và nếu câu chuyện phối hợp "phá án” mà chị V.A kể trên là sự thật, thiết nghĩ dư luận cũng cần nhìn nhận và đánh giá lại vụ việc một cách khách quan và công bằng đối với chị V.A.

Nhiều ý kiến tỏ ra tiếc nuối khi đặt ra giả thiết rằng, nếu như chiến sĩ công an P không bỏ chạy mà dũng cảm ở lại để giải thích rõ lý do mình ở đây là để hỗ trợ, giúp đỡ chị V.A trong một vụ án thì sự việc đã đi theo hướng khác, tích cực hơn.

Ngoài ra, dư luận cũng ‘trách’ chị V.A đã thiếu sót khi thay vì điện thoại thông báo về cuộc hẹn với đối tượng SK cho 2 cán bộ Công an huyện Cẩm Khê là anh T và anh Đ theo như kế hoạch đã thống nhất, mà lại điện cho anh P. Và đây có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến sự hiểu lầm đáng tiếc giữa vợ chồng chị V.A và chiến sĩ công an P.

Cuối cùng, để tránh hiểu lầm giữa các bên có liên quan thì Công an huyện Cẩm Khê cần phải có trách nhiệm làm sáng tỏ bản chất vụ việc, tránh gây dư luận xấu làm phương hại đến uy tín của cán bộ, chiến sĩ công an nói riêng và của Công an huyện Cẩm Khê nói chung.

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin sự việc.

Theo MTĐT

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.