moitruongplus Trước những tác hại của rác thải nhựa, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Kế hoạch 556/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.
Tặng túi được tái chế cho người dân đi chợ. Ảnh: Internet
Cụ thể, theo kế hoạch sẽ triển khai có hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý, hạn chế và giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh An Giang. Phấn đấu đến năm 2025 sẽ sử dụng 100% túi ny-lon, bao bì thân thiện môi trường tại trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ny-lon khó phân hủy; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên sông, kênh, rạch... Phấn đấu 100% các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn không sử dụng túi ny-lon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng 1 lần; giảm dần mức sản xuất và sử dụng túi ny-lon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng 1 lần trong sinh hoạt.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của cấp, ngành và các tổ chức, cá nhân về vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng đồ nhựa sử dụng 1 lần, túi ny-lon khó phân hủy trong sinh hoạt; ý nghĩa của việc thay thế bằng sản phẩm sử dụng nhiều lần, thân thiện với môi trường...
Mới đây, Xã đoàn Hòa An (huyện Chợ Mới) đã tổ chức buổi tuyên truyền thực hiện mô hình "Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa” tại chợ xã Hòa An. Cụ thể, các bạn đoàn viên, thanh niên đã tái chế băng-rôn đã qua sử dụng để làm túi, tặng cho người dân đi chợ góp phần hạn chế sử dụng túi ny-lon. Đây là một trong những hoạt động mà địa phương đang thực hiện nhằm tiến tới giảm rác thải nhựa, nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường.
Theo Bí thư Xã đoàn Hòa An Đặng Thị Linh, địa phương đã có kế hoạch thực hiện và hành động rõ ràng, cụ thể để giảm thiểu rác thải nhựa ở chợ dân sinh. Sắp tới đây, địa phương sẽ đồng loạt triển khai các biện pháp phân loại, giảm thiểu chất thải nhựa ở các chợ, khu dân cư… trên địa bàn. Xã đoàn được giao công tác tuyên truyền và lên ý tưởng cho mô hình, giúp người dân nhận thấy được tác động tiêu cực của rác thải nhựa đến cuộc sống hàng ngày. Do vậy, công tác tuyên truyền được Xã đoàn thực hiện thường xuyên, từ trực tiếp xuống các khu chợ để khuyến khích người dân hạn chế sử dụng túi ny-lon khi đi chợ, cho đến việc thông tin hoạt động trên mạng xã hội Facebook để người dân tiếp cận và tham gia hiệu quả mô hình.
Với số lượng băng-rôn đã qua sử dụng tại các cuộc họp, đại hội… ở địa phương từ trước đến nay vẫn luôn được cất trong kho, không còn sử dụng được nữa. Vậy là, chị Linh cùng các bạn đoàn viên, thanh niên xây dựng ý tưởng và thực hiện việc tái chế băng-rôn thành những chiếc túi, được tô điểm những bông hoa, tặng cho người dân làm túi xách đi chợ mỗi ngày. Túi băng-rôn được thiết kế rộng rãi, đường may chắc chắn, tận dụng tối đa số lượng băng-rôn đã qua sử dụng để may túi tặng bà con. Vừa trao túi, các bạn còn tuyên truyền về những tác động tiêu cực của các loại túi ny-lon, đồ nhựa sử dụng 1 lần… để người dân có thể hiểu rõ hơn và dễ dàng ứng dụng.
Bên cạnh việc tặng túi, các bạn đoàn viên, thanh niên còn hướng dẫn bà con phân loại rác, vì chỉ có như thế, người dân mới hiểu được loại rác nào có thể phân hủy, còn loại rác nào có thể tái chế… Từ đó, hình thành ý thức không sử dụng các sản phẩm không thể tái chế, để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, gia đình và cộng đồng.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.