moitruongplus Theo Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất mức tăng lương tối thiểu bình quân là 6% so với mức lương hiện hành, áp dụng từ 1/7/2022.


Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Hội đồng Tiền lương (HĐTL) quốc gia đã họp phiên thứ 2 với sự chủ trì của ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch hội đồng - để tiếp tục thảo luận, thương lượng về việc tăng lương tối thiểu (LTT) vùng cho người lao động (NLĐ) tại doanh nghiệp (DN)

Tại phiên họp này, đại diện phía NLĐ là Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đưa ra 2 phương án. Phương án 1: Điều chỉnh LTT từ ngày 1-7-2022, với mức tăng từ 270.000 - 330.000 đồng, bình quân tăng 8,16% so với năm 2020 - 2021. Phương án 2: Điều chỉnh LTT từ ngày 1-7-2022, với mức tăng từ 230.000 - 300.000 đồng, bình quân tăng 7,25% so với năm 2020 - 2021.

Đại diện các hiệp hội thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đưa nhiều phương án tăng LTT vùng từ 3% - 6% từ ngày 1-1-2023. Trong khi đó, bộ phận kỹ thuật của HĐTL quốc gia đưa ra phương án tăng LTT từ 5% - 6,18%.

Sau hơn 3 giờ thương thảo, đàm phán, trưa cùng ngày, với đa số phiếu tán thành, HĐTL quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng LTT vùng thông qua bỏ phiếu kín. Kết quả, 17/17 thành viên đồng ý mức tăng LTT vùng là 6%; 15/17 thành viên đồng ý tăng LTT vùng ngay từ ngày 1/7/2022 đến 31/12/2023 và 2/17 thành viên đồng ý tăng từ ngày 1/1/2023.

Cụ thể:

Vùng 4 tăng thêm 180.000 đồng/tháng, lên mức 4,6 triệu đồng/người/tháng.

Vùng 3 tăng thêm 210.000 đồng/tháng, lên mức 4,13 triệu đồng/người/tháng.

Vùng 2 tăng thêm 240.000 đồng/tháng, lên mức 3,67 triệu đồng/người/tháng.

Vùng 1 tăng thêm 260.000 đồng, lên mức 3,33 triệu đồng/người/tháng.

Như vậy, căn cứ kết quả bỏ phiếu, mức tăng LTT vùng 6% áp dụng từ ngày 1/7/2022 đến 31/12/2023 sẽ được HĐTL quốc gia trình để Chính phủ xem xét quyết định.

Ông Ngọ Duy Hiểu cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 2 năm nay Chính phủ chưa điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng nên các doanh nghiệp tiếp tục duy trì mức lương tối thiểu theo Nghị định 90 không điều chỉnh tiền lương cho người lao động.

Lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng gần nhất là từ ngày 1/1/2020 với vùng I là 4,42 triệu đồng; vùng II 3,92 triệu; vùng III 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng.

Dịch bệnh kéo dài đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động. Một bộ phận lao động rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu có nhiều lý do nên tăng lương cho người lao động từ 1/7/2022. Trước hết, căn cứ Điều 91 Bộ luật Lao động 2019, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội….

Hơn nữa, người lao động cần được chia sẻ khó khăn sau thời gian kiệt quệ vì dịch bệnh và bão giá. Do vậy, việc tăng lương có lợi cho cả người lao động và doanh nghiệp.

Cùng với việc chống dịch hiệu quả và khả năng phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022, phía Tổng Liên đoàn lao động cho rằng việc tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 là có thể thực hiện được. Trường hợp, nếu không đạt được kỳ vọng, có thể Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ phải nhóm họp thêm các phiên họp để thương lượng.

Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, việc tăng lương sẽ ảnh hưởng nhiều đến DN trong bối cảnh hiện nay, bởi cộng đồng DN cũng đang rất khó khăn và mới bắt đầu phục hồi sản xuất - kinh doanh. Mức đề xuất tăng LTT vùng 6% được thống nhất đã là một nỗ lực lớn của 2 bên.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.