moitruongplus Sau khi MTĐT phản ánh tình trạng phá rừng tại tiểu khu 559, khu vực Sa Pa, thôn Thành Lai, xã Tân Thành, huyện Thường Xuân, Sở NN&PTNN Thanh Hóa đã có công văn chỉ đạo, Hạt kiểm lâm huyện Thường Xuân đã vào cuộc xử lý.
Theo Công văn 1198 /SNN&PTNT-CCKL ngày 05/4/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa chỉ đạo Chi cục kiểm lâm, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân về việc kiểm tra, xác minh thông tin phán ánh của báo chí.
Công văn chỉ đạo của Sở nông nghiệp và PTNT gửi Chi cục kiểm lâm, UBND huyện Thường Xuân kiểm tra xử lý tình trạng phá rùng sau khi báo chí nêu.
Công văn nêu rõ: Ngày 04/4/2022 trên báo điện tử Môi trường và Đô thị, tác giả Duy Thịnh có bài "Thanh Hóa: Nghi vấn một diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn bị phá để trồng keo”. Theo đó, bài báo phản ánh tại tiểu khu 559, khu vực Sa Pa, thôn Thành Lai, xã Tân Thành, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) xảy ra tình trạng một diện tích lớn rừng phòng hộ đầu nguồn bị phá để lấy đất trồng keo: hàng chục cây gỗ bị đốn hạ có đường kính khoảng 30-40 cm, có dấu hiệu một số lượng lớn gỗ đã mang đi khỏi hiện trường…, việc cưa cây, đốt rừng ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật, thậm chí còn diễn ra trong thời gian dài nhưng không thấy cơ quan chức năng xử lý…
Để kiểm tra, xác minh tình trạng trên theo phản ánh của báo chí; Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT đề nghị Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân; Chi cục kiểm lâm chỉ đạo thực hiện các nội dung sau: Một, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân chỉ đạo lực lượng Công an, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện, chính quyền xã Tân Thành khẩn trương tổ chức kiểm tra, xác minh cụ thể khu vực bị xâm hại: lô, khoảnh, tiểu khu, địa danh, chủ quản lý, loại rừng, trạng thái rừng, diện tích bị phá, số lượng, khối lượng gỗ, nhóm, loài cây bị thiệt hại, đối tượng vi phạm, công cụ, phương tiện vi phạm… để lập hồ sơ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, chỉ đạo làm rõ trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng, trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã Tân Thành và các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện trạch nhiệm quản lý nhà nước về rừng theo đúng quy định tại Điều 102 luật Lâm nghiệp và Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban bí thư trung ương Đảng.
Hai, giao Chi cục kiểm lâm chỉ đạo Hạt kiểm lâm Thường Xuân phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn, tăng cường công tác kiểm tra , tuần tra an ninh rừng, phát hiện sớm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của kiểm lâm viên công tác tại địa bàn xã Tân Thành, Trạm trưởng trạm kiểm lâm Tân Thành, lãnh đạo Hạt kiểm lâm Thường Xuân trong việc quản lý địa bàn, công tác phối hợp tuần tra, kiểm tra an ninh rừng để rừng bị xâm hại.
Hạt kiểm lâm Thường Xuân tham mưu cho UBND huyện Thường Xuân tổng hợp kết quả kiểm tra, xác minh báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT và trả lời báo chí trước ngày 10/04/2022.
Ông Lê Ngọc Hiệp, Hạt Phó Hạt kiểm lâm Thường Xuân cho biết: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Sở nông nghiệp và PTNT, Chi cục kiểm lâm, UBND huyện Thường Xuân. Qua công tác đấu tranh, điều tra Hạt kiểm lâm Thường Xuân đã phối hợp với trạm kiểm lâm Tân Thành, UBND xã Tân Thành xác minh vụ việc, tìm ra được đối tượng phá rừng lập biên bản, ra quyết định xử phạt.
Tại Quyết định số 05/QĐ-XPHC của Hạt kiểm lâm huyện Thường Xuân ngày 05/04/2022 về xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Vũ Đức Toán , sinh năm 1945, nơi ở hiện tại xã Tân Thành, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa). Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính là phá rừng trái phép, quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 20, Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hình thức xử phạt chính là phạt tiền, cụ thể 11.000.000 đồng (Mười một triệu đồng), hình thức xử phạt bổ sung tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm hành chính gồm: 01 dao phát, 01 cưa tay; 0,889m3 gỗ tròn SP, 1,7 ster củi là công cụ, tang vật vi phạm hành chính nhập tài sản nhà nước.
Thời gian thực hiện hình thức xử phạt bổ sung là kể từ ngày nhận được Quyết đinh này. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trồng lại rừng (trồng cây bản địa tương ứng với hành vi hậu quả vi phạm hành chính đã gây ra) đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính. Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định này.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.