moitruongplus Vừa qua, Hội Nông dân Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra, đánh giá hiệu quả bước đầu triển khai mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường tại xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà).
Mô hình tại xã Tân Lâm Hương nằm trong dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” do Quỹ BRACE (Hồng Kong) tài trợ thông qua Hội Nông dân Việt Nam. Mô hình triển khai từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2023 với quy mô diện tích 2.000 m2, có sự tham gia của 20 hộ dân thôn Minh Đình, xã Tân Lâm Hương.
Mô hình nhằm nâng cao kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường; trong đó tập trung vào 3 kỹ thuật chính, bao gồm: giảm phân hóa học, tưới ướt khô xen kẽ và xử lý rơm rạ. Thông qua mô hình, Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nông dân về lợi ích của phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường; nâng cao giá trị sản phẩm gạo trồng theo phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường và đưa ra thị trường tiêu thụ.
Đoàn công tác tham quan mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường. Ảnh: Tư liệu
Tại buổi kiểm tra, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Thị Mai Thủy cùng cán bộ Ban Quản lý dự án đã triển khai tập huấn, hướng dẫn cho bà con nông dân xã Tân Lâm Hương về quy trình canh tác lúa thân thiện với môi trường, bao gồm: quy trình chăm sóc, bón phân, đảm bảo duy trì đất ruộng khô - ướt xen kẽ, làm cỏ, tăng cường phân vi sinh và phân hữu cơ thay thế phân bón hóa học…
Đánh giá bước đầu mô hình cho thấy ruộng áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường cho hiệu quả hơn so ruộng làm theo tập quán truyền thống. Canh tác theo phương thức thân thiện với môi trường, bà con nông dân giảm được lượng giống, giảm lượng phân đạm, giảm lượng nước tưới từ 20-30%. Cây lúa hiện đang phát triển tốt, cây cứng hơn, nhánh to hơn và chưa bị sâu bệnh; trong khi đó, lúa canh tác theo tập quán truyền thống hiện đang bị bệnh đạo ôn.
Ngay sau buổi kiểm tra, đánh giá, Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai tập huấn cho bà con nông dân xã Tân Lâm Hương về kỹ thuật bón phân và phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường.
Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” do Quỹ BRACE (Hồng Kong) tài trợ thông qua Hội Nông dân Việt Nam đã và đang được triển khai tại 24 tỉnh trên cả nước, góp phần hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Tại Hà Tĩnh, dự án được triển khai từ tháng 7/2021 – tháng 7/2023 tại 2 xã Lâm Trung Thuỷ (Đức Thọ) và Tân Lâm Hương (Thạch Hà).
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.