moitruongplus Mặc dù đã quyết liệt trấn áp, đóng cửa các trạm bê tông thương phẩm dọc tuyến đê sông Đuống trên địa bàn huyện Tiên Du nhưng không hiểu sao trạm trộn bê tông trái phép của Công ty Cổ phần Bê tông Chèm Kinh Bắc vẫn ngang nhiên tồn tại?
Mới đây, người dân tại xã Tri Phương (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) phản ánh tới tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử về việc trạm trộn bê tông Chèm xả thải gây ô nhiễm trực tiếp đến môi trường; Tình trạng xe bê tông trọng tải lớn quần nát tuyến đê; Bê tông thừa không được thu gom, xử lý mà đổ thẳng ra chân đê gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Trạm trộn bê tông Chèm của Công ty CP Bê tông Chèm Kinh Bắc.
Một người dân xã Tri phương cho biết, từ khi bắt đầu vận hành khoảng vài năm trở lại đây, trạm trộn bê tông Chèm như một "nỗi ám ảnh” hoạt động tấp nập cả ngày lẫn đêm. Mỗi ngày, đêm có khoảng hơn trăm lượt xe bồn trọng tải lớn nườm nượp "diễu hành” kéo theo đất, cát gây bụi mù mịt trên tuyến đường huyết mạch của địa phương, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông cho người dân.
Có mặt tại khu vực trạm trộn bê tông Chèm hoạt động, PV tận mắt chứng kiến hàng loạt các xe bồn ra vào liên tục, con đường vào trạm bụi bay mù mịt trong những ngày nắng, những ngày mưa thì bùn đất nhão nhoét khiến ai cũng phải lắc đầu ngao ngán.Tiến sâu vào phía trong là cảnh tượng hàng loạt trạm trộn bê tông được lắp đặt hoành tráng với công suất lớn, khói bụi bao phủ khắp nơi.
Xe bê tông trọng tải lớn vô tư quần nát tuyến đê sau đó luồn lách trên các tuyến đường huyết mạch trên địa bàn.
Không những vậy, theo ghi nhận của PV, trạm bê tông Chèm đang khai thác, sử dụng nước giếng khoan. Vào trạm bê tông là những đống cát chất cao sừng sững như ngọn núi, không hề được che chắn, đây chính là nguyên nhân dẫn đến mỗi khi có gió là bụi cát bay mù mịt ra khu vực xung quanh. Tại khu sản xuất, nước thải chỉ được xử lý sơ sài qua vài bể lắng lọc rồi xả xuống chân đê. Chất thải, bã bê tông thừa cũng được công ty đổ thẳng ra sông. Vì vậy, việc trạm trộn bê tông Chèm hoạt động gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân nơi đây là hoàn toàn có cơ sở.Thêm vào đó, việc xe bồn từ trong đi ra chạy ầm ầm còn gây nguy hiểm cho người dân sinh sống gần khu vực.
Trạm bê tông Chèm đang khai thác nước dưới đất trái phép, nhưng không bị cơ quan chức năng của huyện Tiên Du và tỉnh Bắc Ninh xử lý.
Bê tông thải không được trạm bê tông Chèm đổ thải đúng nơi quy định mà đổ thải trái phép xuống sông, khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề.
Khi PV đặt lịch làm việc với đơn vị này thì doanh nghiệp này vẫn tìm cách né tránh không tiếp. Một trạm trộn bê tông lớn như vậy tại sao lại không có bất kỳ sự quản lý nào? Hay có điều gì khất tất trong quá trình hoạt động mà phải né tránh báo chí?
Trao đổi với ông Đinh Văn Hưng - Chủ tịch UBND xã Tri Phương cho biết: "Riêng về cái trạm bê tông Chèm các anh đã xử lý dứt điểm theo kết luận tháo dỡ của huyện rồi, UBND xã đã cho người trực thập chí chặn cả cổng và đang yêu cầu tháo hết còn muốn thêm thông tin yêu cầu PV liên hệ làm việc với huyện…”
Công khai hoạt động là vậy, thế nhưng mọi hoạt động của trạm bê tông Chèm của Công ty CP bê tông Chèm Kinh Bắc vẫn đang diễn ra ngay giữa thanh thiên bạch nhật nhưng không hiểu sao các cơ quan chức năng không thể xử lý, xóa mối nguy cho người dân?
Không chỉ vậy, hiện dư luận còn đặt ra nghi vấn có sự dung túng của cơ quan chức năng cho trạm bê tông Chèm không phép này vẫn tiếp tục tồn tại trong nhiều năm liền? Và ngang nhiên hoạt động… chui?
Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc vụ việc trên.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.