moitruongplus Sở Công thương đã làm việc với các hệ thống cung ứng hiện đại, chuỗi cửa hàng bình ổn thị trường... để triển khai phương án bù đắp lượng hàng thiếu hụt do các chợ đầu mối, chợ truyền thống đóng cửa.
Chiều 7/7, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn trong bối cảnh ba chợ đầu mối nông sản - thực phẩm chủ lực đã tạm ngừng hoạt động.
Tại buổi họp báo, Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động tập trung đông người có nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn nên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP Hồ Chí Minh, Sở Công thương và các quận, huyện, TP Thủ Đức đã phải điều chỉnh hoạt động của ba chợ đầu mối nông sản – thực phẩm chủ lực (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức), chuyển sang giao dịch trực tuyến (online), giảm tối đa sự tiếp xúc trực tiếp ở các chành, vựa.
Người dân mua thực phẩm tươi sống tại một siêu thị của SATRA trong ngày 7/7
Thành phố hiện có 127/234 chợ (bao gồm ba chợ đầu mối nói trên) đã ngừng hoạt động do có ca F0 hoặc không bảo đảm nguyên tắc 5K; dẫn đến việc người dân đổ xô vào các siêu thị, cửa hàng tiện lợi mua sắm và gây nên hiện tượng thiếu hụt cục bộ trong một số thời điểm. Việc điều chỉnh này đã dẫn đến một số khó khăn.
Sở Công thương đã làm việc với các hệ thống cung ứng hiện đại, chuỗi cửa hàng bình ổn thị trường... để triển khai phương án bù đắp lượng hàng thiếu hụt do các chợ đầu mối, chợ truyền thống đóng cửa.
Các quận, huyện và TP Thủ Đức cũng đã thống nhất hỗ trợ người dân mua hàng online và tổ chức hội phụ nữ, đoàn thanh niên đã triển khai thực hiện các chương trình "đi chợ thay” cho người dân.
Tuy vậy, thị trường vẫn đang có sự thiếu hụt hàng hóa nhất định trong một số thời điểm tại kênh phân phối truyền thống, giá một số mặt hàng tăng từ 10% đến 15%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bình ổn thị trường vẫn đang cung cấp lượng lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu với số lượng lớn, có khả năng chi phối thị trường với giá ổn định để tạo điều kiện cho người dân mua sắm trong giai đoạn này.
Các hệ thống siêu thị lớn như Saigon Co.op, SATRA, MM Mega Market… cũng khẳng định nguồn hàng hóa lương thực, thực phẩm cung ứng cho thị trường TP Hồ Chí Minh không thiếu, doanh nghiệp đang sắp xếp cho phù hợp với bối cảnh mới.
Trong đó, tăng lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu đủ cung cấp trong vòng 1-3 tháng, đa dạng hình thức bán hàng qua mạng, qua điện thoại, app... Các siêu thị cũng đã tăng thời gian mở cửa hoạt động từ 6 giờ sáng đến 23 giờ mỗi ngày.
Tổng Giám đốc hệ thống bán lẻ Saigon Co.op Nguyễn Anh Đức cho biết: Hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra tại TP Hồ Chí Minh cam kết giữ ổn định giá 12 nhóm hàng hóa thiết yếu đang kinh doanh. Saigon Co.op còn phối hợp cùng nhà cung cấp, bảo đảm giữ giá những mặt hàng này luôn thấp hơn hoặc bằng giá thị trường.
Bên cạnh đó, Saigon Co.op đang tổ chức 25 kho lưu động tại TP Hồ Chí Minh để tăng trữ lượng hàng hóa và tăng tính kịp thời của việc cung ứng hàng hoá, nâng tần suất cung ứng hàng lên 2-3 lần/ngày nên luôn có hàng hóa mới được bổ sung lên quầy, kệ; còn tình trạng hết hàng trên quầy, kệ trong hai ngày gần đây chỉ mang tính cục bộ, do lượng mua sắm tăng cao đột biến.
Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) cũng cho biết, trước sức mua tăng liên tục trong những ngày gần đây, hệ thống bán lẻ của SATRA đã chủ động tăng lượng đơn đặt hàng từ các nhà cung cấp, tăng trữ lượng hàng hóa thiết yếu. Các mặt hàng tươi sống như thịt heo, cá, rau, củ, quả đã được đặt hàng từ sớm với số lượng tăng gấp 3-4 lần so với trước đây.
Các mặt hàng nhu yếu phẩm như: Gạo, đường, dầu ăn, muối, nước mắm, thực phẩm khô và các sản phẩm chống dịch như nước rửa tay, xà bông, khẩu trang.. đã được chuẩn bị đủ để phục vụ thị trường với giá bình ổn.
Lượng hàng hóa cung cấp của hệ thống cửa hàng bán lẻ SATRA từ 6 giờ chiều ngày 6/7 đến nay đã tăng gấp 5 lần, SATRA cũng đang tăng cường nhân viên đến các cửa hàng để kịp thời cung cấp hàng hóa đến các siêu thị, cửa hàng.
Còn hệ thống siêu thị MM Mega Market cũng đã tăng sản lượng hàng hóa lên 2-3 lần so với ngày thường, lượng hàng dự trữ lên đến 60 ngày đối với các sản phẩm thiết yếu, một số mặt hàng lên đến 90 ngày. Vì vậy, các quầy, kệ bị trống chỉ là chuyện nhất thời, trong vòng 30-60 phút sẽ được lấp đầy.
Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Nguyên Phương khẳng định, lượng hàng hóa thiết yếu cung ứng cho thị trường TP Hồ Chí Minh không thiếu, chỉ là do một số khâu phân phối đang gặp trục trặc do công tác phòng, chống dịch.
Bên cạnh việc phối hợp với các doanh nghiệp bán lẻ kịp thời tăng lượng hàng, tăng thời gian mở cửa bán hàng, tăng thêm hình thức bán hàng..., thời gian tới, Sở Công thương sẽ triển khai việc điều chỉnh phương thức tổ chức kinh doanh, mua bán nhằm bảo đảm lượng cung ứng lẫn điều kiện an toàn khi giãn cách xã hội.
Theo Báo Nhân dân
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.