moitruongplus Ăn cay khiến nhiều người cảm thấy ngon miệng hơn nhưng ít ai biết được những lợi ích tuyệt vời của việc ăn cay.

Thường nhiều người cho rằng, ăn cay sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, đặc biệt là có thể gây đau dạ dày. Ăn cay khiến nhiều người cảm thấy ngon miệng kích thích ăn uống hơn nhưng không phải ai cũng biết ăn cay có tác dụng gì đối với sức khỏe.



1. Ăn cay giúp giảm cân?

Ăn những món ăn có vị cay có thể giúp cơ thể đốt cháy calo. Nghe có vẻ lạ, nhưng không phải là quá xa vời. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn nhiều thức ăn cay ít có nguy cơ bị béo phì hoặc tăng cân.

Ớt và các loại gia vị cay khác có chứa capsaicin hoạt động trên vùng dưới đồi, phần não kiểm soát cảm giác đói và no. Vì vậy, bạn có thể cảm thấy no sớm hơn nếu bạn thêm một chút cay vào bữa ăn của mình. Từ đó có thể duy trì cân nặng hoặc giảm cân một cách hiệu quả.

Một đánh giá năm 2012 về 20 nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, capsaicin có thể giúp cơ thể đốt cháy thêm khoảng 50 calo mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng điều này có thể dẫn đến mức độ giảm cân trong một hoặc hai năm, như một phần của chương trình quản lý cân nặng.

2. Thức ăn cay cải thiện sức khỏe tim mạch

Thực phẩm cay cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thực phẩm cay làm tăng lưu thông máu và giảm huyết áp. Đặc biệt, capsaicin trong thực phẩm cay cũng làm giảm chứng viêm, là một yếu tố gây bệnh tim mạch.

Thực phẩm cay cũng có thể làm giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu nhỏ năm 2017 cho thấy những người tham gia uống hai viên 4mg capsaicin mỗi ngày trong ba tháng đã cải thiện mức cholesterol trong máu so với nhóm đối chứng.

Một nghiên cứu khác vào năm 2017 của Đại học Vermont đã kiểm tra mối liên hệ giữa sức khỏe tim mạch và việc tiêu thụ ớt cay đỏ trong hơn 6 năm. Nó cho thấy tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh tim hoặc đột quỵ thấp hơn 13% ở những người tham gia ăn ớt.

3. Làm giảm viêm đường ruột

Thực phẩm cay cũng có thể hoạt động như một chất chống ôxy hóa, giảm viêm và hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách chống lại vi khuẩn có hại có thể dẫn đến nhiễm trùng .

Những lợi ích này đặc biệt hữu ích cho những ai bị hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng, có liên quan đến chứng viêm. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ và theo dõi phản ứng của cơ thể với thức ăn cay như thế nào trước khi sử dụng nó để điều trị các triệu chứng khác.



4. Thức ăn cay giúp tăng tuổi thọ

Một nghiên cứu dân số lớn năm 2015 ở những người trưởng thành Trung Quốc cho thấy, những người tiêu thụ thức ăn cay mỗi ngày có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn 14% so với những người tiêu thụ một lần mỗi tuần.

Ngoài ra, cùng một nghiên cứu năm 2017 từ Đại học Vermont cũng cho thấy những phát hiện tương tự về tuổi thọ ở Mỹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều quan trọng cần nhớ là thức ăn cay không phải là "cây đũa thần" cho sức khỏe mà cần được kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và một thói quen tập thể dục nhất quán.

5. Hỗ trợ điều trị viêm khớp

Hoạt chất capsaicin có trong các thực phẩm cay có khả năng kích thích trí não sản sinh ra endorphin, có tác dụng giảm đau và làm giảm triệu chứng do viêm khớp gây ra.

6. Những tác hại của việc ăn cay quá mức cần tránh

Gây đau dạ dày: Khi ăn quá cay, dạ dày sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, mức độ cay càng mạnh thì tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng càng trở nên nặng hơn.

Gây mất ngủ: Khi sử dụng ớt hoặc gia vị cay trong bữa ăn, có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ trong ngày.

Mất cảm giác ngon miệng với thực phẩm tự nhiên: Những người thường xuyên sử dụng ớt hay đồ ăn cay quá mức trong bữa ăn hàng ngày có thể khiến cho vị giác của lưỡi quá tải, làm mất cả khả năng phân biệt vị. Do vậy, không nên ăn quá cay và thường xuyên, chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần.

Gây nổi mụn: Ăn quá cay sẽ gây kích thích làn da khiến cho da dễ bị nổi mụn hơn.



Lưu ý: Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, ăn cay sẽ ảnh hưởng đến mẹ và bé. Đặc biệt, mẹ mang thai ăn đồ cay nhiều có thể gây nên các bệnh dị ứng cho trẻ sau này hoặc khi trẻ sinh ra dễ bị rôm sảy, nóng trong người. Các bà mẹ cho con bú cũng được khuyến cáo không nên sử dụng thực phẩm quá cay vì nồng độ cay sẽ đi qua sữa và ảnh hưởng đến trẻ.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.