moitruongplus Ngày 7/8, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố sẽ lo toàn bộ chi phí hậu sự cho người mất vì COVID-19.
Các bệnh nhân tử vong do bệnh truyền nhiễm đều được xử lý, tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn số 636 ngày 12/2/2020 và hướng dẫn số 2233 tháng 5/2020 của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19. TP Hồ Chí Minh sẽ lo tất cả chi phí tẩm liệm, vận chuyển, hỏa thiêu và giao tro cốt cho thân nhân của người mất. Mức hỗ trợ là 17 triệu đồng mỗi trường hợp và số tiền này trích từ ngân sách thành phố.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, đối với người mất vì COVID-19 tại các bệnh viện, Thành phố sẽ phân bổ ngân sách về cho Sở Y tế để Sở chuyển cho các bệnh viện lo hậu sự. Đối với người không may qua đời tại nhà thì ngân sách sẽ phân bổ về các quận, huyện và quận, huyện phân bổ về phường, xã để lo cho người dân.
Đối với công tác hỏa táng người mất tại TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh hiện có 4 nơi thực hiện là Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân), Đa Phước (quận Bình Chánh), Phúc An Viên (Quận 9) và Tháp Long Thọ (huyện Củ Chi). Thành phố đã làm việc với các đơn vị này đề nghị họ nhận các trường hợp đưa đến hỏa táng, không từ chối bất kỳ trường hợp nào. Đặc biệt không tăng giá làm ảnh hưởng đến người dân trong thời điểm khó khăn hiện nay.
Đối với việc các cơ sở mai táng lấy chi phí hậu sự cao, theo ông Nguyễn Toàn Thắng, hiện tại thành phố đã có mức giá chung, người dân có thể thẳng thắn từ chối nếu các đơn vị này báo giá cao và tìm đơn vị khác làm đúng giá quy định. Mặt khác, người dân có thể thông qua Công ty môi trường đô thị Thành phố để được hỗ trợ, giới thiệu nơi có giá cả phải chăng nhất.
Đối với chi phí hỏa táng, TP Hồ Chí Minh đã quy định theo giá nhà nước và không tăng giá từ đầu mùa dịch. Cụ thể, tại Công ty Môi trường đô thị, giá quy định là 4,2 triệu đồng; tại một số đơn vị khác giá khoảng 4,5-5 triệu đồng. Các chi phí vài chục triệu đồng như vừa qua một số người dân phản ánh là những dịch vụ kèm theo của các cơ sở mai táng khi lo tang lễ cho người mất.
PV (T/H)
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.