moitruongplus Bộ Y tế đề nghị tất cả địa phương tăng tốc tiêm chủng, không giới hạn điểm tiêm, số lượng tiêm mỗi buổi và chuẩn bị cho "trận chiến" dập dịch Covid-19 kéo dài

Sáng 2-8, tại cuộc họp trực tuyến kết nối đến hơn 700 điểm cầu trong cả nước về phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các địa phương phải đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc-xin Covid-19, đồng thời đề nghị báo cáo tiến độ tiếp nhận, phân bổ và tiêm chủng vắc-xin Covid-19.

Tiêm vắc-xin nhanh nhất có thể

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương không giới hạn điểm tiêm, số lượng tiêm trong một buổi, thời gian chờ đợi sau tiêm thay đổi tùy theo các địa phương quyết định. Những nơi thiếu nhà có thể dựng bạt, miễn bảo đảm khoảng cách, có ghế ngồi. Các địa phương phải lập kế hoạch tiêm nhanh nhất có thể nhưng phải bảo đảm an toàn. Bộ Y tế cho biết sẽ chủ động điều chuyển vắc-xin cho các tỉnh, thành, đơn vị khác nếu kết quả tiêm tại các đơn vị, địa phương đạt tỉ lệ thấp đối với từng đợt phân bổ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong quý III/2021, số lượng vắc-xin Covid-19 về có thể chưa nhiều nhưng tới quý IV sẽ về nước dồn dập. Riêng vắc-xin Pfizer sẽ về Việt Nam khoảng 47-50 triệu liều. "Do đó, các địa phương phải đẩy nhanh tốc độ tiêm. Trong đó, huy động tổng lực các lực lượng ở địa phương tham gia tiêm chủng. Ở địa phương có ít vắc-xin vẫn phải đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để vừa làm vừa rút kinh nghiệm chuẩn bị cho các đợt vắc-xin sắp về. Đặc biệt, tại các vùng phong tỏa càng phải tổ chức tiêm vắc-xin ngay" - Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu.

Ông Nguyễn Thanh Long đánh giá Bộ Y tế đã tổ chức nhiều buổi tập huấn tiêm chủng, trung ương đã lo toàn bộ bơm, kim tiêm, bơm tiêm pha trộn... song đến nay tốc độ vẫn chậm và các địa phương vẫn còn tiêm dè dặt. Để đẩy nhanh tốc độ, Bộ Y tế yêu cầu cần phải huy động tổng lực, sàng lọc trước cho người đến tiêm và có vắc-xin gì tiêm vắc-xin ấy, không chờ đợi, lấy đó làm kinh nghiệm triển khai các đợt tiếp. Thậm chí, các vùng phong tỏa càng phải tiêm nhanh. "Không nên lựa chọn vắc-xin, có vắc-xin nào thì tiêm vắc-xin đó. Tất cả vắc-xin Bộ Y tế cấp phép sử dụng đều đã được Tổ chức Y tế thế giới cấp phép và các nước sử dụng" - Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.

Hiện Bộ Y tế đã có hướng dẫn người tiêm mũi 1 AstraZeneca có thể tiêm mũi 2 Pfizer và ngược lại. Tuy nhiên, với vắc-xin Moderna, chưa được áp dụng do nhà tài trợ, cơ quan cung ứng không đồng ý trộn. Với vắc-xin Sinopharm, Sputnik V cũng chưa có hướng dẫn. Ông Long cũng đề nghị lãnh đạo các địa phương rà lại hệ thống kho lạnh bảo quản vắc-xin từ 2-8 độ C. Sắp tới, các bệnh viện tuyến trung ương chỉ tiêm mũi 2 vắc-xin Covid-19 để dồn nhân lực cho phòng chống dịch tại các tỉnh, thành phía Nam.


Rà lại nhân lực y tế công và tư

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhìn nhận chỉ trong thời gian rất ngắn, số ca mắc Covid-19 tăng rất cao. Một số địa phương chưa chuẩn bị kịp dù Bộ Y tế đã cảnh báo nhiều lần. Biến thể Delta lây nhanh, mạnh, lan rộng và khó kiểm soát, không những thế còn kéo dài.

"Đợt dịch này rất khó đưa số ca mắc về con số 0, nhất là những địa bàn đang ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch như TP HCM và một số địa phương khác. Vì thế, chúng ta phải chuẩn bị cho một "trận chiến" không những phải nhanh hơn, mạnh hơn mà còn phải bền bỉ. Trong thời gian tới, chúng ta phải tiếp tục công cuộc phòng chống dịch" - ông Long nói.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, qua kiểm tra thực tiễn công tác phòng chống dịch tại nhiều địa phương và nghe báo cáo, hầu hết tại nhiều địa phương, kịch bản chuẩn bị đều thấp hơn thực tế, có địa phương chuẩn bị kịch bản cao nhưng cũng chưa tính hết thực tế. Còn thực trạng một số địa phương chưa phát huy phương châm "4 tại chỗ" trong phòng chống dịch.

Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải thẩm định ngay năng lực các cơ sở y tế trên địa bàn. Hiện Bộ Y tế đã ban hành 3 tầng tháp trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Trong đó tập trung quản lý, chăm sóc người mắc Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, chiếm khoảng 80% số bệnh nhân. Nhóm này không cần sử dụng các cơ sở y tế, có thể đưa vào ngay các khu cách ly, nơi lưu trú để theo dõi, giám sát, sau 7 ngày làm xét nghiệm lại. Nếu chuẩn bị kỹ tầng này, Việt Nam có thể đáp ứng được 80% số ca bệnh.

Tại tuyến điều trị này phải có hệ thống ôxy và ôxy trung tâm, nhân viên y tế phải được trang bị máy thở HFNC để sẵn sàng điều trị cho bệnh nhân khi cần. Với tầng 3 dành điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch, nơi triển khai các kỹ thuật cao như thở máy, EMCO (tim phổi nhân tạo)... Tại tầng điều trị này, các địa phương phải thiết lập khu vực điều trị hồi sức tích cực. "Trang thiết bị các địa phương phải phát huy tối đa mua sắm theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Trung ương chỉ hỗ trợ trong trường hợp thực sự cần thiết, căng thẳng và chỉ hỗ trợ các trung tâm hồi sức của trung ương" - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu phải chuẩn bị về con người, rà lại hết nhân lực kể cả công, tư. Trong đó, tư nhân cũng phải tham gia cuộc chiến này, phải rà lại xem bao nhiêu người có thể sử dụng được máy thở để tập huấn ngay.

Theo Người lao động

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.