moitruongplus Nhiều năm hoạt động trái phép, người dân đã nhiều lần kiến nghị tới các cấp chính quyền địa phương, nhưng dường như tiếng kêu cứu của người dân nơi đây không được lãnh đạo xã Đông Dư cũng như UBND huyện Gia Lâm quan tâm giải quyết dứt điểm.

Dư luận cho rằng, có thế lực nào đang "chống lưng” cho Trạm trộn bê tông Ba Đình 5 hoạt động trái phép. Cần phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tình trạng trên.

Không có bất kỳ giấy phép xây dựng, không được cấp phép hoạt động nhưng trạm trộn bê tông "Ba Đình 5” vẫn ngang nhiên tồn tại

Thời gian qua Tòa soạn Môi trường và Đô thị có loạt 3 bài đăng: "Bài 1:  Gia Lâm Hà Nội: Trạm trộn bê tông "Ba Đình 5” hoạt động không phép, thách thức chính quyền”, "Bài 2: Gia Lâm (Hà Nội): Chính quyền có yếu kém trong việc xử lý Trạm trộn bê tông "Ba Đình 5 ?"”, và "Bài 3: Gia Lâm - Hà Nội: UBND xã Đông Dư phản hồi báo chí về Trạm trộn bê tông Ba Đình 5 không phép”

Qua nội dung báo phản ánh, trong tháng 11/2021 sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh phản ánh rất nhiều về tình trạng Trạm trộn bê tông "Ba Đình 5”có địa chỉ thôn 1, xã Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) đang hoạt động không phép, lấn chiếm hành lang cầu đường bộ, hành lang đê, lấn chiếm chân cầu, các xe trọng tải lớn cơi nới thành thùng, quá khổ, quá tải hàng ngày hoạt động rầm rộ "băm nát” tuyến đê Đông Dư. Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Ông Nguyễn Hữu Nhật, Chủ tịch UBND xã Đông Dư khẳng định, Trạm trộn bê tông Ba Đình 5 không có giấy phép hoạt động, đã bị đình chỉ lập biên bản yêu cầu tháo dỡ. Tuy nhiên trên thực tế, trong thời gian đình chỉ Trạm trộn bê tông Ba Đình 5 vẫn hoạt động rầm rộ như không hề có động thái gì, thậm chí còn hoạt động hết công suất cả ngày lẫn đêm.

Liên quan đến những sai phạm của Trạm trộn bê tông Ba Đình 5, ngày 8/12/2021 UBND xã Đông Dư đã có văn bản số 170/UBND trả lời Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam, văn bản nêu rõ: 

UBND xã đã có buổi làm việc với đại diện Công ty cổ phần Trọng Phụng yêu cầu đơn vị thực hiện tháo dỡ, di dời toàn bộ hệ thống, máy móc của trạm trộn bê tông. Đến nay, đơn vị đã dừng lại mọi hoạt động của trạm trộn. UBND xã Đông Dư đã thực hiện việc phong tỏa bằng ống cống và bê tông xung quanh hệ thống bơm bê tông của trạm trộn trên. Việc xử lý triệt để trạm trộn bê tông trên UBND xã đã báo cáo UBND huyện về việc tháo dỡ triệt để.

Do hệ thống trạm trộn có các linh kiện và kết cấu phức tạp nằm ngoài khả năng trong việc tổ chức tháo dỡ nên UBND xã đã báo cáo UBND huyện thuê đơn vị tư vấn và lập phương án tháo dỡ.

Các văn bản yêu cầu tháo dỡ, xử phạt là vậy. Tuy nhiên, cho đến nay Trạm trộn bê tông Ba Đình 5 vẫn không hề tháo dỡ hay bị cưỡng chế theo quy định? Phải chăng văn bản của UBND xã Đông Dư được ban hành chỉ mang tính hình thức để đối phó lại với phản ánh của người dân cũng như "che mắt” cơ quan báo chí ?

Chắc chắn phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu.

Những tưởng sau hàng loạt phản ánh từ phía các cơ quan báo chí cũng như yêu cầu tháo dỡ, xử phạt từ phía UBND xã Đông Dư và UBND huyện Gia Lâm, Trạm trộn Bê tông Ba Đình 5 phải chấp hành nghiêm các yêu cầu. Nhưng đến nay vẫn hoạt động, không tháo dỡ và cũng không bị cơ quan chức năng cưỡng chế sai phạm.

Theo tìm hiểu của PV, Trạm trộn bê tông Ba Đình 5 vẫn tồn tại và hoạt động, xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các xe bồn chở bê tông cỡ lớn vẫn ra vào tấp nập, nhộn nhịp cuốn theo bụi bẩn mù mịt gây nguy cơ tiềm ẩn tai nạn cho người tham gia giao thông.

Việc Công ty cổ phần Trọng Phụng vẫn hoạt động mà không bị cưỡng chế, đình chỉ khiến người dân, dư luận đặt ra nhiều dấu hỏi, phải chăng các cấp chính quyền đang phải "bó tay” trước sự coi thường pháp luật của công ty này?


Dù Chủ tịch UBND xã Đông Dư đã khẳng định Trạm trộn bê tông Ba Đình 5 không có giấy phép hoạt động, đã bị đình chỉ lập biên bản yêu cầu tháo dỡ, UBND xã Đông Dư cũng đã có văn bản số 170/UBND trả lời Môi trường và Đô thị đã yêu cầu đơn vị thực hiện tháo dỡ, di dời toàn bộ hệ thống, máy móc của trạm trộn bê tông, thực hiện việc phong tỏa bằng ống cống và bê tông xung quanh hệ thống bơm bê tông của trạm trộn trên…Đồng thời báo cáo  UBND huyện thuê đơn vị tư vấn và lập phương án tháo dỡ.

Thế nhưng quả bóng trách nhiệm lại bị đẩy từ nơi này qua nơi khác, hệ thống cơ quan chức năng của huyện Gia Lâm, Hà Nội đều không xử lý dứt điểm sai phạm của trạm trộn bê tông này. Với cách làm việc của cơ quan chức năng chỉ ban hành các văn bản cho có, liệu có làm mất niềm tin đối với người dân và không tạo sự công bằng phát triển chung cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương?

Sai phạm của Công ty cổ phần Trọng Phụng đã rõ, trong một thời gian dài với kết cấu kiên cố, hoạt động hết công suất 24/24 nhưng không bị xử lý. Dư luận đang hoài nghi phải chăng phía sau Công ty này có thế lực nào "chống lưng”, "bảo kê” Công ty cổ phần Trọng Phụng mới có thể coi thường pháp luật đến vậy.

Phóng viên đã liên hệ ông Lê Anh Quân, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, ông Quân cho biết: "đã chỉ đạo và giao cho phó Chủ tịch kiểm tra, xử lý”. Thế nhưng đến nay Trạm trộn bê tông Ba Đình 5 vẫn ngang nhiên tồn tại, hoạt động rầm rộ như không hề có sự phản hồi.

Trách nhiệm của UBND xã Đông Dư; UBND huyện Gia Lâm và các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đến đâu trong vấn đề này?.

Đã đến lúc cần phải nêu gương trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, và xử lý nghiêm nếu để xảy ra sai phạm. Trước thực trạng trên, đề nghị UBND thành phố Hà Nội nhanh chóng vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức có sai phạm. Đồng thời lắng nghe, giải quyết những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trong địa bàn.

Đề nghị UBND thành phố Hà Nội cần chỉ đạo mạnh mẽ, tránh tình trạng cán bộ yếu kém năng lực lại đứng đầu địa phương làm mất niềm tin của nhân dân.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.