moitruongplus Dự án "Cải tạo, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư xóm Lò”, phường Thượng Thanh, quận Long Biên tổ chức triển khai khi thiếu sự thống nhất giữa các đơn vị liên quan, thi công ẩu gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Được biết, dự án "Cải tạo, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư xóm Lò” phường Thượng Thanh, quận Long Biên có tổng mức đầu tư 15.404.569.000 đồng bằng nguồn vốn ngân sách. Đại diện chủ đầu tư là Trung tâm phát triển quỹ đất quận Long Biên. Đơn vị trúng thầu thi công là Công ty TNHH đầu tư xây dựng và nội thất Phương Đông.

Dự án được triển khai trên 26 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài khoảng 5.322,71 m và 1 sân chơi Thanh Am có diện tích 3.140,06 m2. Mục tiêu đầu tư xây dựng dự án nhằm tạo điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường. Dự án được thực hiện theo Nghị quyết số 174/NQ–HĐND, ngày 6/4/2021 của Hội đồng nhân dân quận Long Biên.

Liên quan đến quá trình tổ chức thi công dự án, thời gian qua Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được nhiều ý kiến phản ánh của người dân địa phương về những bất cập trong việc xử lý hệ thống điện, nước và hệ thống cáp viễn thông khiến người dân bất an.



Lòng đường biến thành "đại công trường” gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mất an toàn giao thông

Và quá trình thi công không đảm bảo vệ sinh môi trường, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và kinh doanh của nhân dân.

Để làm rõ nội dung phản ánh trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã ghi nhận thực tế tại dự án.

Có thể khẳng định việc người dân phản ánh là hoàn toàn có cơ sở. Bởi theo ghi nhận của phóng viên tại các vị trí ngõ 39, 31 Đặng Vũ Hỷ; ngõ 194, 190/11,190/5 Thanh Am.... nơi sinh sống của hàng trăm hộ dân, luôn phải sống trong cảnh ô nhiễm và nguy hiểm rình rập bởi những "hố tử thần” được giăng ra từ hoạt động thi công dự án.

Chưa hết, các loại vật liệu xây dựng được bày ngổn ngang dưới lòng đường gây cản trở giao thông, đe doạ trực tiếp đến an toàn, tính mạng của người và phương tiện lưu thông qua đây. Đặc biệt đối với các em học sinh mỗi khi tan trường phải di chuyển qua khu vực này chỉ cần thiếu tập trung là tai nạn có thể xảy ra ngay.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, anh Phạm Văn N, người dân sống trong khu tái định cư Xóm Lò cho biết: "Ngoài việc bức xúc vì đơn vị thi công ẩu gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Chúng tôi còn bức xúc, khi toàn bộ hệ thống điện trước khi dự án được triển khai thì sử dụng vẫn ổn định, an toàn. Nay bị đào bới lên nhưng không được bảo quản đúng kỹ thuật, chỉ được lấp hời hợt bằng một lớp gạch lát vỉa hè,  khiến nguồn điện chập chờn, mất an toàn".

"Nói thật với các anh, tôi cũng là dân xây dựng nhưng tôi không thể chấp nhận cách làm ẩu, vô trách nhiệm của nhà thầu này" – anh Phạm Văn N bức xúc nói.


Hàng loạt nắp hố ga được cậy lên nhưng không được rào chắn, đặt biển cảnh báo trông chẳng khác gì cái bẫy giăng lên gây nguy hiểm cho người dân

Để thông tin khách quan, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với đại diện chủ đầu tư dự án. Tại buổi làm việc, ông Mai Cao Cường – Trưởng phòng quản lý dự án Trung tâm phát triển quỹ đất quận Long Biên cho biết: Dự án khu tái định cư xóm Lò được xây dựng từ những năm 2008, do Ban quản lý hạ tầng Tả Ngạn – TP Hà Nội làm chủ đầu tư. Đến nay, dự án này đã được bàn giao về UBND quận Long Biên quản lý. Việc lát lại vỉa hè và các hạng mục phụ trợ khác với mục tiêu tạo điểm nhấn cảnh quan mới.

Cũng theo ông Cường, trong thiết kế hạ tầng kỹ thuật của dự án, chúng tôi chỉ làm lại lớp mặt vỉa hè, xử lý một số điểm ngập úng, xử lý hệ thống rác thải từ các hố ga.. còn hệ thống điện, nước, viễn thông được ngầm hóa dưới phần vỉa hè cũ thì trong quá trình múc bỏ vật liệu xây dựng, nếu thấy có những điểm bất thường của các hệ thống khác thì chúng tôi không chịu trách nhiệm. Vì trước khi thi công chúng tôi đã có văn bản đề xuất về việc phối hợp thực hiện đến những đơn vị có liên quan.

Liên quan đến Quyết định số 3539/QĐ – UBND, ngày 1/7/2021 của UBND quận Long Biên về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, đã quy định rõ cần phải thực hiện khảo sát, đánh giá toàn bộ các hệ thống ngầm, nổi tại khu vực thi công, phải lấy ý kiến thỏa thuận giữa các bên quản lý, chủ tài sản.

Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi về kết quả đánh giá, khảo sát đó đã được các bên thống nhất chưa. Ông Cường nói, cái này thì tôi không có ?!

Có thể thấy, việc lấy ý kiến thỏa thuận giữa các đơn vị khi thi công là rất cần thiết, bởi không chỉ đảm bảo chất lượng công trình, vệ sinh môi trường mà còn liên quan đến sức khoẻ và an toàn tính mạng người dân và tài sản của các bên liên quan. Đặc biệt tránh để thất thoát, lãng phí nguồn vốn ngân sách đầu tư vào dự án.

Vậy nguyên nhân tại sao Trung tâm phát triển quỹ đất quận Long Biên, đơn vị đại diện chủ đầu tư dự án lại "cố tình” làm trái chỉ đạo của lãnh đạo UBND quận Long Biên tại Quyết định số 3539/QĐ – UBND nêu trên ?!

Để phát huy hiệu quả và đưa dự án vào phục vụ đời sống nhân dân, rất cần lãnh đạo UBND quận Long Biên sớm chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ quá trình tổ chức, triển khai thi công dự án. Qua đó cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của đơn vị đại diện chủ đầu tư và nhà thầu thi công.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.