moitruongplus Với chức năng, nhiệm vụ được giao, những năm qua Ban quản lý các Khu công nghiệp (KCN) và chế xuất Hà Nội đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt trong công tác quản lý nhà nước về lao động tại các KCN.
Báo cáo của Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cho biết, TP. Hà Nội hiện có 10 KCN, trong đó 9 KCN đang hoạt động với số dự án thứ phát là hơn 700, trong đó có 303 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vốn đăng ký trên 6,43 tỷ USD; trên 399 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký gần 18.000 tỷ đồng. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN và chế xuất Hà Nội tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ các ngành như: Điện - điện tử chiếm 50%, công nghiệp cơ khí chế tạo 25%, các ngành công nghiệp khác 25% (dược phẩm, chế biến nông sản, may mặc, công nghiệp in...), qua đó thúc đẩy phát triển những ngành công nghiệp đang được ưu tiên của Thành phố, góp phần cùng Thành phố nhiều năm dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư. Có 25 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại các KCN, trong đó Nhật Bản chiếm trên 60% tổng vốn đăng ký đầu tư. Năm 2021, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN vẫn tăng trưởng khá. Cụ thể, doanh thu đạt 7.775 triệu USD, bằng 102,3% kế hoạch năm; nộp ngân sách nhà nước 239 triệu USD, đạt 101,7% kế hoạch năm; kim ngạch nhập khẩu các KCN ước đạt 4104 triệu USD, đạt 102,5% kế hoạch năm.
Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng phòng Quản lý doanh nghiệp cho biết: "Hiện Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đang thực hiện quản lý nhà nước về lao động theo nhiệm vụ được ủy quyền của UBND Thành phố và Sở LĐ-TB&XH. Cụ thể, UBND Thành phố ủy quyền các nhiệm vụ nhận thông báo cho thôi việc nhiều người lao động của doanh nghiệp trong KCN; tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong KCN về nhu cầu, báo cáo thay đổi nhu cầu sử dụng lao động… Sở LĐ-TB&XH ủy quyền tổ chức đăng ký nội quy lao động; báo cáo sử dụng lao động, lao động nước ngoài, thay đổi lao động; cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động; xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động…”.
Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức các chuyến xe cho người lao động về quê ăn Tết Nhân Dần 2022.
Ban quản lý đang trực tiếp giải quyết 7 thủ tục hành chính về lĩnh vực lao động đối với doanh nghiệp trong KCN theo cơ chế "một cửa”. Trong năm 2021, đơn vị cũng đã xác nhận 50 bộ nội quy lao động; tiếp nhận 45 thỏa ước lao động tập thể; cấp 683 Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc trong KCN, trong đó, cấp mới 530; cấp lại 130; không thuộc diện cấp 23; chấp thuận 790 vị trí sử dụng lao động nước ngoài cho các doanh nghiệp KCN. Về công tác giải quyết tranh chấp giữa lao động và doanh nghiệp, với vai trò quản lý trực tiếp, tiếp cận sớm nhất nên khi có nguy cơ tranh chấp đã được Ban quản lý giải quyết dứt điểm. Thông qua công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động hàng năm, trình độ, nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động được nâng cao, từ đó giảm thiểu được các vụ việc tranh chấp lao động qua từng năm. Cụ thể, năm 2015 có 12 vụ; 2016 có 10 vụ; 2017 có 5 vụ; 2018 có 4 vụ; 2019 có 5 vụ; 2020 và 2021 có 3 vụ. Các vụ việc tranh chấp lao động không phức tạp, chủ yếu về lợi ích như thưởng, phụ cấp…
Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng thường xuyên đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện tốt hỗ trợ cũng như đảm bảo quyền lợi cho người lao động, giúp họ yên tâm làm việc. "Đến nay, tình hình lao động tại các KCN cơ bản ổn định, tăng trưởng qua các năm. Bình quân mỗi năm tăng 3000 - 4000 lao động mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tính đến hết năm 2021 tại 9 KCN của Hà Nội có 165.000 người, trong đó lao động nước ngoài khoảng 1.200 người. Để làm tốt công tác quản lý về lao động, Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội thường xuyên cử cán bộ nắm bắt, giám sát tình hình trả lương, thưởng của các doanh nghiệp đối với người lao động; đảm bảo các doanh nghiệp tại các KCN không có tình trạng nợ lương, chậm lương người lao động. Cùng đó, đơn vị phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tổ chức khảo sát nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp…”, ông Thuận thông tin.
Có thể nói, việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý các KCN thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong KCN giúp cho việc triển khai các quy định quản lý nhà nước về lao động tại các KCN được nhanh chóng, hiệu quả; việc nắm bắt, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật được kịp thời; công tác chấn chỉnh những sai phạm của người lao động, đảm bảo các quyền lợi của người lao động làm việc trong KCN được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.