moitruongplus Quá trình thi công dự án "Lát vỉa hè, cải tạo hệ thống điện và hệ thống thoát nước” trên địa bàn TP Bắc Giang đã tồn tại nhiều vấn đề, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và kinh doanh của nhân dân, gây bức bức xúc dư luận

Theo tìm hiểu, dự án "Lát vỉa hè, cải tạo hệ thống điện và hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố” có tổng mức đầu tư hơn 104 tỷ đồng, bằng nguồn ngân sách TP Bắc Giang, được thực hiện trong 2 năm 2021-2022. Dự án được triển khai tại 8 tuyến đường nội thành, gồm: Lê Lợi, Lý Thái Tổ, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Cao, Nguyễn Thị Lưu 2, Thân Cảnh Vân, Ngô Văn Cảnh và một số hạng mục tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Quảng trường 3/2. Mục tiêu đầu tư xây dựng lát vỉa hè, ngầm hóa đường dây và thay thế cột điện tại một số tuyến đường, nhằm tạo điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường, từng bước hoàn thiện đề án ngầm hóa hệ thống điện và cáp viễn thông các tuyến đường. Đây là dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị có quy mô lớn, thực hiện theo Nghị quyết số 74, ngày 13/12/2019 của Hội đồng nhân dân TP.Bắc Giang. 


Phụ huynh nơm nớp lo sợ mất an toàn giao thông tại dự án mỗi khi con em học sinh đến trường

Tuy nhiên, qúa trình triển khai dự án ở các tuyến đường trung tâm nội thị, có nhiều cơ quan công sở, trường học và mật độ dân cư đông đúc… nhưng đơn vị thi công không đảm bảo vệ sinh môi trường, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và kinh doanh của nhân dân. Đặc biệt một số cây cổ thụ tại các tuyến đường "vô cớ” bị chặt hạ gây bức xúc dư luận xã hội.
Để làm rõ nội dung phản ánh trên, trong nhiều ngay qua PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã ghi nhận thực tế thi công dự án trên nhiều tuyến phố của TP.Bắc Giang.


Các hố sâu được tạo ra trong quá trình thi công nhưng không được che chắn, đặt biển báo giao thông gây nguy hiểm cho người dân, và là nguyên nhân khiến một chiếc xe ô tô bị sập "bẫy” tại đây

Điều có thể khẳng định rõ là việc thi công ẩu gây gây ô nhiễm môi trường, làm mất an toàn giao thông mà người dân phản ánh là hoàn toàn có cơ sở. Đơn cử, tại các tuyến phố Ngô Gia Tự, đường Nguyễn Cao và Nguyễn Thượng Lưu nới tập trung các ngôi trường, bao gồm: Trường THPT Ngô Sỹ Liên, Trường THCS Ngô Sỹ Liên, Trường Mầm non Ngô Quyền, Trường Tiểu học Ngô Sỹ Liên… nơi có hàng nghìn học sinh đến trường mỗi ngày luôn trong cảnh nơm nớp lo sợ, bởi nguy hiểm luôn rình rập đến từ những "hố tử thần” không được che chắn, và hàng loạt bất cập khác được tạo ra trong quá trình thi công dự án. 

Tiếp đến, các loại vật liệu xây dựng, trong đó có những khối đá lớn có cạnh sắc nhọn được bày ngổn ngang dưới lòng đường gây cản trở giao thông, đe doạ trực tiếp đến sự an toàn, tính mạng của người và phương tiện lưu thông qua đây. Đặc biệt đối với các em học sinh mỗi khi tan trường phải di chuyển qua khu vực này chỉ cần thiếu tập trung là tai nạn có thể xảy ra ngay.

Người dân xót xa khi chứng kiến hàng loạt cây xanh cổ thụ có tuổi đời hàng chục năm vô cớ bị chặt hạ để thay thế bằng lớp "cây trẻ”

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Nguyễn Đức H, người dân sống tai mặt trường Ngô Gia Tự nói: Ngoài việc bức xúc vì doanh nghiệp thi công ẩu gây ô nhiễm môi trường, gây mất an toàn giao thông làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Chúng tôi còn bức xúc, xót xa khi chứng kiến hàng loạt cây cổ thụ như: xà cừ, xanh - si, cây sữa, bằng lăng … có tuổi đời hàng chục năm, đã tạo bóng mát và là nguồn ô xi cho cả thành phố mà nay phải "nằm xuống” nhường đất cho các loại cây khác còn rất nhỏ.
"Một trong những điểm nhấn tại dự án được cho là việc thay thế cây xanh được thành phố lựa chọn các loại cây xanh đô thị có giá trị như: cây Sang, Lát, Sao đen, Bàng Đài Loan để trồng cho từng tuyến đường.  Thế nhưng không biết đến bao giờ những tuyến đường này mới xanh trở lại, chắc có lẽ phải mấy chục năm nữa!” – ông Nguyễn Đức H, nghi ngờ về tính khả thi khi chặt hạ cây cổ thụ để thay thế bằng lớp "cây non” này.

Dấu hiệu không đảm bảo chất lượng thi công tại dự án thể hiện ở việc hàng loạt điểm đá lát vỉa hè bị nứt vỡ, bong tróc trông rất phản cảm

Đứng kế bên, bà Tạ Thị L, cho biết: Mặc dù đang trong quá trình thi công nhưng nhiều vị trí tại một số hạng mục công trình đã xuống cấp, có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng thi công. Đơn cử là việc xuất hiện hàng loạt điểm đá lát vỉa hè bị nứt vỡ, bong tróc trông rất phản cảm.

Thiết nghĩ, để phát huy hiệu quả và đưa dự án vào phục vụ đời  sống nhân dân, các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang, chính quyền TP Bắc Giang cần tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra hoạt động thi công tại dự án. Qua đó cần làm rõ vai trò, trách nhiệm và xử lý nghiêm hành vi buông lỏng quản lý, giám sát của chủ đầu tư cũng như đơn vị tư vấn giám sát dự án. 

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.