moitruongplus Một trong những mô hình tiêu biểu về BVMT được các cấp Hội phụ nữ tỉnh Bắc Ninh triển khai có hiệu quả là: "Mô hình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình bằng vi sinh IMO".
Sử dụng vi sinh IMO để bón cho cây trồng. Ảnh: Tư liệu
Những năm gần đây, trước những thách thức về rác thải và vệ sinh môi trường, phát huy vai trò của Hội LHPN các cấp tỉnh Bắc Ninh trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần xây dựng NTM, từ năm 2018 đến nay, các cấp Hội phụ nữ tỉnh đã đăng ký với cấp ủy, chính quyền cùng cấp và triển khai thực hiện có hiệu quả hơn 960 công trình BVMT, với nhiều mô hình hay cách làm mới; sáng tạo góp phần tham gia xây dựng NTM được các cấp Hội duy trì và phát triển, nhân rộng, có sức lan tỏa cao trong cộng đồng, như mô hình "Làng 3 sạch/Khu phố 3 sạch", "Làng NTM kiểu mẫu/Khu dân cư kiểu mẫu", "Khu dân cư không rác thải", "Chi hội phụ nữ 5 không 3 sạch" hay "Đường hoa/ Đường cây phụ nữ", đoạn đường phụ nữ tự quản…
Một trong những mô hình tiêu biểu về BVMT được các cấp Hội phụ nữ tỉnh triển khai có hiệu quả là: "Mô hình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình bằng vi sinh IMO". Đây là mô hình do Hội LHPN tỉnh phối hợp với "Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ" thực hiện từ năm 2020.
Để triển khai mô hình, các cấp Hội phụ nữ tỉnh đã tổ chức tập huấn hướng dẫn phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại 8 huyện, thị xã, thành phố cho cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia; tổ chức tặng các thùng để xử lý rác hữu cơ làm vi sinh IMO cho các hộ gia đình. Do thành phần của vi sinh IMO được làm từ nước sạch, men rượu, sữa chua, men tiêu hóa, chuối chín, đường phèn, cám gạo nên rất thân thiện với môi trường.
Ngoài việc sử dụng vi sinh IMO trong xử lý rác thải hộ gia đình, các cấp Hội phụ nữ còn hướng dẫn các hộ gia đình sử dụng trong sản xuất, chăn nuôi, tại các bãi tập kết rác thải ở địa phương. Điển hình như Hội LHPN huyện Gia Bình đã sử dụng vi sinh IMO để xử lý rác thải tại 14 bãi tập kết rác thải sinh hoạt tại 14 xã/thị trấn của huyện.
Đến nay, sau hơn 1 năm triển khai mô hình, các cấp Hội phụ nữ tỉnh đã vận động được 45.332 hộ gia đình hội viên phụ nữ (chiếm tỷ lệ 22,3%) thực hiện phân loại rác thải tại nguồn và sử dụng vi sinh IMO để xử lý rác hữu cơ; có 357 mô hình kinh tế hộ, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ ứng dụng IMO trong sản xuất và chăn nuôi, trong đó có 63 hộ nuôi trồng thủy sản, 88 trang trại chăn nuôi, 206 hộ trồng trọt...
Ngoài ra, nhiều mô hình BVMT cũng được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cấp Hội tích cực triển khai như: Mô hình "Khu dân cư không rác thải", với 8.609 hộ tham gia; "Làng/khu phố 3 sạch", với 45.074 hộ tham gia; duy trì hiệu quả 12 "Làng NTM/khu dân cư kiểu mẫu", với 2.976 hộ tham gia, 12 "Chi hội Phụ nữ 5 không- 3 sạch"... với gần 63.800 hộ gia đình tham gia, chủ yếu ở các huyện Lương Tài, Gia Bình, Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du.
Từ các mô hình, cách làm sáng tạo của Hội phụ nữ các cấp, phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.