moitruongplus Các chuyên gia y tế nhận định Molnupiravir là thuốc đặc biệt phải thực hiện theo kê đơn, bác sĩ phải chẩn đoán bệnh mới được sử dụng
Chiều 24-2, tại họp báo định kỳ về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM, đã thông tin kỹ về việc bán và sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19 trên địa bàn TP HCM.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết hiện nay, các sản phẩm thuốc kháng virus đang có ở cửa hàng bán lẻ thuốc trên địa bàn thành phố. "Đây là thuốc đặc biệt phải thực hiện theo kê đơn, bác sĩ phải chẩn đoán bệnh mới được sử dụng chứ không phải test dương tính với SARS-CoV-2 là có thể mua thuốc uống. Do đó, để giải quyết khâu này, Sở Y tế đã có công văn gửi Bộ Y tế xin hướng dẫn về việc kê đơn cho bệnh Covid-19 và thời gian tới, bộ sẽ có hướng dẫn để cung cấp thuốc cho người dân" - bà Mai nói.
Với thông tin này, nhiều phóng viên thắc mắc về việc trong ngày 24-2, một số nhà thuốc tại TP HCM đã chính thức bán thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19? Bà Mai cho biết Sở Y tế sẽ thanh tra, kiểm tra và nhắc nhở. "Việc quản lý thuốc chặt chẽ nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dùng, đặc biệt tránh tình trạng sử dụng thuốc không đúng chỉ định dẫn đến kháng thuốc. Nếu kháng thuốc sẽ khiến quá trình điều trị khó khăn và ảnh hưởng tới "vũ khí" cuối cùng chống lại Covid-19" - bà Mai nhấn mạnh.
Theo Bộ Y tế, 3 loại thuốc sản xuất trong nước có hoạt chất Molnupiravir được chỉ định điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng. Về liều dùng, liều khuyến cáo cho người trưởng thành là uống 800 mg Molnupiravir mỗi 12 giờ trong 5 ngày. Độ an toàn và hiệu quả của Molnupiravir khi sử dụng trong khoảng thời gian dài hơn 5 ngày chưa được xác định.
Cục Quản lý dược yêu cầu các Sở Y tế giao cơ sở điều trị thông báo cho bệnh nhân lợi ích, rủi ro khi sử dụng thuốc, các phương pháp điều trị, các thuốc khác có thể thay thế Molnupiravir trong điều trị Covid-19. Đồng thời phối hợp với các cơ sở điều trị theo dõi, giám sát, phát hiện, xử trí các trường hợp gặp phản ứng có hại của thuốc về trung tâm theo dõi phản ứng có hại của thuốc tại Hà Nội hoặc TP HCM và có trách nhiệm theo dõi, cập nhật và báo cáo về Cục Quản lý dược.
Ảnh minh hoạ
Nhà thuốc kiểm soát chặt
Sáng 24-2, tại nhiều nhà thuốc thuộc hệ thống nhà thuốc Long Châu, Pharmacity ở quận Bình Thạnh, quận 1, TP Thủ Đức… (TP.HCM) có khá đông người dân đến hỏi mua thuốc kháng virus.
Tại một số nhà thuốc thuộc hệ thống Pharmacity, nhiều dược sĩ cho biết đến nay thuốc kháng virus vẫn chưa bán và chưa biết được thời điểm cụ thể thuốc về. Trong khi đó, nhiều nhà thuốc Long Châu đã bán thuốc kháng virus từ chiều 23-2.
Cũng theo ghi nhận, không phải trường hợp nào đến các nhà thuốc để mua thuốc kháng virus đều được bán, mà cần phải có những điều kiện nhất định.
Tại tất cả các nhà thuốc của Long Châu đều có bảng thông báo rõ những trường hợp được mua thuốc kháng virus như: phải có đơn chỉ định của các bác sĩ hoặc giấy chứng nhận đang điều trị F0 của cơ sở y tế địa phương. Trên bảng thông báo còn ghi dược sĩ Long Châu chỉ được phép bán khi có một trong các giấy trên, nếu sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật.
Đồng thời 100% đơn thuốc cần được chụp lại và cập nhật lên hệ thống theo đúng quy định. Một nhân viên bán thuốc cho biết việc cập nhật hóa đơn trên hệ thống để tránh tình trạng người dân mua ở nhà thuốc này 1 hộp, tới nhà thuốc khác mua 1 hộp rồi sau đó trữ hoặc bán lại.
Tại Hà Nội, các cửa hàng thuốc Long Châu, Pharmacity cũng đã bán thuốc kháng virus với giá bán như tại TP.HCM. Tại các cửa hàng thuốc Long Châu đều có dán thông báo về quy định mua thuốc. Còn tại cửa hàng thuốc Pharmacity không dán hướng dẫn, khi khách hàng hỏi mới tư vấn.
Theo nhân viên tại một số cửa hàng, trong ngày đầu tiên bán thuốc kháng virus, người dân hỏi nhiều nhưng lượng mua ít, do muốn mua phải có đơn thuốc chỉ định của bác sĩ, giấy xác nhận F0 hoặc kết quả xét nghiệm dương tính bằng PCR, test nhanh của cơ sở y tế, tức là nếu muốn mua thuốc phải đến cơ sở y tế để xét nghiệm.
Theo một nhân viên nhà thuốc Pharmacity tại Hà Nội, nhiều người dân không rõ quy định mua thuốc kháng virus. Sau khi được tư vấn đã chuyển sang mua một số thuốc dự phòng như hạ sốt, thuốc ho, xịt họng…
"Cũng có người mang theo giấy chứng nhận F0 nhưng sau khi nghe tư vấn về tác dụng phụ của thuốc thì không mua nữa. Họ sợ ảnh hưởng đến sinh sản vì có kế hoạch sinh con", nhân viên này nói.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.