moitruongplus Mặc dù xác định rõ hàng loạt công trình vi phạm TTXD tại đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, thế nhưng không hiểu vì sao UBND phường Xuân La và chính quyền quận Tây Hồ lại không xử lý dứt điểm, gây bức xúc dư luận xã hội.
Trước đó, ngày 8/12/2021, Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có bài "Phường Xuân La (Tây Hồ): Hàng loạt công trình"không phép”ngự trên con đường"đắt nhất hành tinh””. Nội dung bài viết phản ánh hàng loạt công trình xây dựng kiên cố để kinh doanh nhà hàng, quán beer, quán cà phê và kinh doanh VLXD không phép trên diện tích hàng ngàn m2 đất nông nghiệp tại đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, khu vực Tổ 20b (nay là Tổ dân phố số 5) phường Xuân La.
Nhà hàng bia hơi Hà Nội và quán cà phê AMICAFE, mọc trái phép trên đất nông nghiệp tại đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài nhưng không được chính quyền quận Tây Hồ, TP.Hà Nội xử lý dứt điểm
Mặc dù người dân, báo chí phản ánh nhưng đến nay các cơ quan chức năng liên quan của UBND phường Xuân La và quận Tây Hồ, TP.Hà Nội vẫn chưa có bất kỳ biện pháp cụ thể nào để xử lý dứt điểm tình trạng trên.
Để tìm hiểu thêm thông tin, PV đã có buổi làm việc với UBND phường Xuân La. Tại buổi làm việc với ông Lê Tiến - Phó Chủ tịch Phường, phụ trách Kinh tế - Đô thị, cho biết phường đã nắm được những thông tin liên quan đến khu vực này, đồng thời cũng nắm được thông tin liên quan đến nội dung bài viết phản ánh đăng trên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử.
Về nguồn gốc đất và hiện trạng khu vực trên, ông Tiến cho biết: "Đây là đất nông nghiệp của người dân còn lại sau giải phóng mặt bằng đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài. Theo quy hoạch thì là đường thoát nước và hệ thống cây xanh cách ly, sau khi giải phóng mặt bằng thì dựa trên cơ sở cũ là các lán có sẵn thì người dân có cải tạo, sửa chữa, thậm chí xây dựng mới khung thép, làm mái tôn để làm bãi giữ xe, buôn bán kinh doanh, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất”
Ông Tiến cho biết thêm: "Phường đã ra quân xử lý nhiều lần, tuy nhiên kết quả xử lý chưa đi vào thực chất vì người dân lại tái vi phạm. Để giải quyết việc này thì phường tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý và sẽ thường xuyên ra quân tiếp. Cái thứ 2 là cắm biển cảnh báo nghiêm cấm việc mua bán chuyển nhượng đất, tuyên truyền đến các hệ thống chính trị để người dân nghiêm túc chấp hành quy định.
Khu đất nông nghiệp nay biến thành điểm tập kết phế liệu gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị
Ngoài ra chúng tôi cũng đã đề xuất phương án giải quyết lên UBND quận Tây Hồ và năm ngoái (2021), UBND quận cũng đã phê duyệt, giao Trung tâm Phát triển quỹ đất về việc giải phóng mặt bằng khu vực này. Đến nay, phía Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp chỉ giới và bàn giao mốc giới thực địa, phía UBND phường đang kết hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và thực hiện theo quy hoạch.
Ông Tiến cũng khẳng định phường đã tiến hành xác lập hồ sơ xử lý đất đai, phạt tiền, đang đề xuất cưỡng chế. Đối với trường hợp tái vi phạm sẽ báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, thậm chí chuyển cơ quan công an điều tra đối với việc chuyển nhượng, mua bán đất tại khu vực này.
Khi PV đề nghị được tiếp cận các hồ sơ liên quan đến việc kiểm tra, xử lý, báo cáo của phường Xuân La với UBND quận Tây Hồ. Tuy nhiên ông Tiến không cung cấp ngay mà hứa sẽ cung cấp trong một buổi khác hoặc gửi qua tin nhắn zalo.
Hàng loạt công trình khác tại đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài không được chính quyền sở tại xử lý triệt để gấy bức xúc dư luận
Tuy nhiên, đến nay lời hứa của ông Tiến đã trở thành "lời nói gió bay” bởi PV đã gọi điện, nhắn tin rất nhiều lần nhưng không nhận được hồi âm từ vị Phó Chủ tịch phường Xuân La.
Với mong muốn được tiếp cận hồ sơ vụ việc, và hi vọng ông Lê Tiến thực hiện lời hứa. Tuy nhiên chúng tôi đã hoàn toàn thất vọng với vị "quan” này, bởi lẽ khi tiếp xúc với chúng tôi ông Tiến lại tiếp tục viện lý do bận họp để "né” làm việc và cung cấp thông tin, tài liệu cho PV.
Để xử lý dứt điểm "điểm nóng” về vi phạm TTXD tại khu vực trên, đồng thời làm rõ vai trò, trách nhiệm và dấu hiệu bảo kê cho vi phạm của lãnh đạo UBND phường Xuân La. Thiết nghĩ lãnh đạo UBND TP.Hà Nội, chính quyền quận Tây Hồ cần chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan vào cuộc thanh kiểm tra toàn bộ việc quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng tại khu vực đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, sớm trả lại cảnh quan đô thị cho người dân Thủ đô.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.