moitruongplus Dấu hiệu sử dụng vật liệu san lấp không đúng quy định, thi công "ẩu” không đảm bảo chất lượng, gây bụi bẩn làm ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT là những gì đã và đang xảy ra tại một dự án trọng điểm của huyện Chương Mỹ.
Phản ánh đến Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam, người dân xã Thuỵ Hương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết: Quá trình thi công Gói thầu số 8 thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường phân luồng giao thông máng 7 đoạn từ chợ Cống đi xã Thụy Hương (sau đây viết tắt là Dự án) xảy ra rất nhiều bất cập như việc sử dụng vật liệu san lấp không đúng quy định, quá trình thi công "ẩu” không đảm bảo chất lượng, gây bụi bẩn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cho người dân mỗi khi di chuyển qua khu vực thi công dự án…
Bụi bay trắng trời từ hoạt động thi công dự án gây ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, gây mất an toàn giao thông trong khu vực
Tiếp nhận thông tin phản ánh trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tiến hành ghi nhận thực tế tại công trường, đồng thời liên hệ đặt lịch làm việc với cơ quan chức năng có liên quan đến việc quản lý dự án. Thế nhưng, thay vì thông tin kịp thời, minh bạch đến cơ quan báo chí và đặc biệt đưa ra biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế tại dự án thì UBND huyện Chương Mỹ, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chương Mỹ lại có dấu hiệu "bao che" cho nhà thầu thi công, thể hiện ở việc cố tình né tránh cung cấp thông tin cho báo chí.
Trở lại thông tin về dự án, theo tìm hiểu, dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chương Mỹ làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài là 2.133,04m; giá trúng thầu là: 62.308.590.000 đồng. Đơn vị trúng thầu thi công dự án là liên danh nhà thầu bao gồm: Công ty TNHH Hợp Thành; Công ty TNHH đầu tư và phát triển xây dựng Thành Hưng; Công ty CP xây dựng giao thông Long Thành và Công ty TNHH xây dựng Thanh Hoa.
Theo ghi nhận thực tế của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam tại công trường đang thi công của dự án. Hiện tại, phần cống đang được xây lắp, tuy nhiên rất nhiều điểm tại như các hộp cống đã có dấu hiệu bị nứt ở cả phía mặt trên, phía mặt hông nhưng vẫn được đơn vị thi công đưa vào sử dụng. Chỉ một đoạn ngắn vài chục mét đã có đến hơn 10 điểm bị nứt, vỡ nhưng cống vẫn được đưa vào sử dụng khiến cho nhiều người không khỏi lo ngại về chất lượng công trình khi được đưa vào sử dụng.
Đất san lấp tại dự án bị "nghi” không đảm bảo chất lượng theo quy định do lẫn nhiều rác thải, bê tông thừa...
"Từ khi dự án đi vào triển khaithi côngngười dân cũng bị ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại bởi bụi bẩn bay mù mịtphủ trắng cả tuyến đường gây kho khăn cho người di chuyển qua khu vực này. Chỉ đi qua có một đoạn ngắn thôi mà quần áo đã bị bụi bẩn bám đầy, làm biến đổi cả màu áo, và chỉ cần một chiếc xe máy đi phía trước cũng khiến cho bụi bẩn bay mù mịt rồi.
Đặc biệt, những chiếc xe tự chế dù đã bị cấm lưu hành nhưngvẫn được sử dụng để chở đất khiến cho người dân chúng tôi càng thêm lo lắng cho an toàn trong việc đi lại”- bà N.T.D, một người dân sinh sống tại khu vực đó bức xúc nói.
Còn theo ông L.V.C cho biết: "Do nhàtôiở ngay sát mặt đường nên hàng ngày phải gánh trọn lượng bụi do thi công ẩu của dự án tạo ra. Cả ngàytôiphải đóng cửa không dám mở ra vì lượng bụi quá lớn. Tôi cũng có phát hiện một số điểm bị nứt, vỡ ở các phần mép cống nhưng biết phản ánh với ai được nên cũngchỉbiếtrồiđể đấythôi. Chưa kể phần đất dùng để san lấptôi còn thấy cócả rác, đất đá thừa nữa”.
Quả thật những gì PV ghi nhận được và phản ánh của người dân là hoàn toàn có cơ sở. Trong quá trình thi công đơn vị thi công đã dùng rất nhiều xe công nông tự chế để vận chuyển đất gây mất an toàn cho người dân. Tuy nhiên, không có bất kỳ cơ quan chức năng nào nhắc nhở hay xử lý tình trạng này.
Còn tại điểm giáp Trường THCS Ngọc Hòa, một chiếc máy xúc đang thực hiện việc san lấp một lượng đất từ mặt cống xuống phía dưới. Theo quan sát thì có thể thấy lượng đất này về màu sắc hoàn toàn không giống đất đồi, chưa kể còn rất nhiều rác thải, bê tông cũ bị trộn lẫn.
Tại một điểm khác, ngay trước cổng trụ sở UBND xã Ngọc Hòa cũng có một máy xúc khác đang tiến hành san lấp. Tình trạng đất lẫn rác thải, bê tông thừa cũng được đơn vị thi công ngang nhiên đưa vào sử dụng. Tại thời điểm đó không có bất kỳ một cán bộ kỹ thuật, cán bộ giám sát nào có mặt tại hiện trường.
Mặc dù bị cấm lưu hành nhưng hàng loạt xe tự chế vẫn ngang nhiên được sử dụng để chở đất phục vụ thi công dự án, nhưng không hề bị lực lượng chức năng của huyện Chương Mỹ xử lý
Theo tìm hiểu thì đoạn đường đang thi công trước cửa UBND xã Ngọc Hòa do liên danh Công ty TNHH Hợp Thành và Công ty TNHH đầu tư & phát triển xây dựng Thành Hưng chịu trách nhiệm thi công.
Về phần bụi bẩn thì không cần phải nói cũng có thể thấy được người dân sống cạnh dự án và người đi đường phải hứng chịu đến mức nào. Chỉ cần chứng kiến lượng bụi bẩn bay lên trắng xóa như sương mù, không còn nhìn thấy đường phía trước là đủ biết nỗi khổ của người dân đang phải chịu đựng khi thi công dự án này. Chỉ một đoạn đường dài mấy trăm mét từ chợ cống đi về phía xã Thụy Hương nhưng nhiều người dân đã phải dừng lại đến mấy lần vì bụi quá nhiều che hết tầm nhìn.
Rõ ràng việc người dân phản ánh về những tồn tại, hạn chế tại dự án này là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà phía UBND huyện Chương Mỹ và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chương Mỹ vẫn để tình trạng này tiếp diễn mà không đưa tra biện pháp nào ngăn chặn, xử lý.
Để dự án được triển khai đúng quy định của pháp luật, tiền ngân sách được sử dụng hiệu quả, minh bạch, các cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ và TP. Hà Nội cần sớm vào cuộc thanh kiểm tra quá trình triển khai thực hiện dự án trên. Trong trường hợp cần thiết, cần xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật (nếu có) và kết quả kiểm tra thế nào sẽ được chúng tôi theo dõi và tiếp tục thông tin.
Trong một diễn biến khác, được biết, ngoài dự án này thì liên danh Công ty TNHH Hợp Thành; Công ty TNHH đầu tư và phát triển xây dựng Thành Hưng còn trúng thầu "khủng” tại dự án xây dựng khu tái định cư khu Đồng Giải, thôn Sơn Đồng, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ cũng đang bị người dân phản ánh sử dụng vật liệu san lấp không đúng quy định. Dự án này cũng do UBND huyện Chương Mỹ làm chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chương Mỹ làm đơn vị đại diện chủ đầu tư. Nội dung này sẽ được chúng tôi thông tin ở bài báo sau.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.