moitruongplus Từ hôm nay (8/2), 118 tuyến xe buýt của Hà Nội được khai thác 100% công suất thay vì 50% công suất như thời gian qua.

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) vừa có phương án vận hành đối với 121 tuyến xe buýt trợ giá nhằm bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thời gian thực hiện từ ngày 8/2.

Từ ngày 8/2, 118/121 tuyến buýt trợ giá (có điểm đầu, cuối nằm trên địa bàn các xã, phường, thị trấn được đánh giá cấp độ dịch 1, 2) hoạt động với 100% công suất theo các chỉ tiêu đấu thầu, đặt hàng hoặc các quyết định điều chỉnh đã được Sở GTVT Hà Nội phê duyệt và không thực hiện giãn cách chỗ trên xe.

Ảnh: Internet

Các tuyến buýt số 10, 54, 47B, 58, 95, 63, 40 có điểm đầu, cuối và lộ trình đi qua địa bàn các tỉnh lân cận Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc - tổ chức hoạt động đến địa bàn các tỉnh lân cận theo lộ trình đã được Sở GTVT Hà Nội phê duyệt.

Ba tuyến buýt số 50, 57, 116 có điểm đầu, cuối nằm trên địa bàn 3/9 xã, phường, thị trấn được đánh giá cấp độ dịch ở mức 3 sẽ tiếp tục hoạt động với 50% công suất và thực hiện giãn cách chỗ trên xe theo quy định.

Trước đó, Transerco và các đơn vị xe buýt đề nghị TP Hà Nội cho phép xe buýt được hoạt động 100% công suất nhằm phục vụ người dân đi lại bằng xe buýt được thuận tiện hơn.

Từ ngày 14/10/2021, nhằm phục vụ yêu cầu phòng chống dịch Covid-19, xe buýt Hà Nội chỉ được hoạt động với 50% công suất chạy xe đã được Sở GTVT Hà Nội phê duyệt; chở không quá 50% sức chứa và không quá 20 hành khách/xe tại một thời điểm và tần suất dịch vụ từ 15-60 phút/lượt.

Thời gian qua, lượng khách đi xe tăng trở lại, nhiều khách hàng phải chờ đợi lâu mới có thể đón được xe buýt. Các đơn vị xe buýt đã đề nghị Hà Nội cho phép xe được hoạt động 100% công suất nhằm phục vụ người dân đi lại bằng phương tiện công cộng thuận tiện hơn.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.