moitruongplus Bước sang ngày thứ 2 Hà Nội thực hiện giãn cách, các mặt hàng lương thực, thực phẩm vẫn dồi dào, giá ổn định, còn giá hải sản tăng nhẹ.
Khảo sát của PV Lao Động tại các chợ dân sinh sáng 25.7 cho thấy, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu vẫn dồi dào, giá khá ổn định.
Chị Nguyễn Thị Tình, kinh doanh thịt bò tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội), cho biết giá thịt bò ở đầu mối có tăng, nhưng không đáng kể, chỉ vài nghìn đồng/kg nên chị vẫn bán ra với giá ổn định ngày thường, trung bình khoảng 150.000-300.000 đồng/kg tùy loại.
"Ngày đầu tiên thực hiện giãn cách lượng khách hàng có tăng hơn vì mua để cất trữ. Sang ngày thứ 2 lượng khách giảm mạnh bởi ít người đi chợ, các tiểu thương không ai tăng giá vì thực hiện chỉ đạo của thành phố, không tăng giá vô lý” – chị Nguyễn Thị Tình nói.
Chị Trần Thị Hồng, kinh doanh thịt lợn tại ngõ 122 Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, giá thịt lợn không tăng, thậm chí giảm. Hiện tại, giá thịt lợn lấy buôn tại chợ đầu mối từ 77.000-85.000 đồng/kg tùy chất lượng thịt.
"Từ hôm qua đến nay 2 ngày đầu thực hiện giãn cách, tiểu thương chúng tôi được tuyên truyền, khuyến khích không tăng giá hàng hóa, thực phẩm để góp phần ổn định thị trường trong thời gian chống dịch COVID-19 và thực hiện giãn cách. Vì vậy, dù lượng hàng bán ra tăng gấp đôi ngày thường, nhưng chúng tôi vẫn giữ giá thịt ổn định” – chị Trần Thị Hồng thông tin.
Khảo sát tại các chợ cũng cho thấy, giá thịt gia cầm, cá sông, rau, củ, quả vẫn ổn định. Không có tình trạng tiểu thương lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá.
Tại các siêu thị như Minimart Haprfood, BRGMart, Vinmart…, giá thực phẩm không tăng, thậm chí, nhiều siêu thị áp dụng chương trình khuyến mãi, giảm giá nhiều mặt hàng thiết yếu.
"BRGMart cam kết luôn đồng hành, đảm bảo nguồn cung, bình ổn và không tăng giá hàng hóa trên toàn hệ thống” – ông Nguyễn Thái Dũng – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Bán lẻ BRG (BRG Retail) cho hay.
Nhằm kích cầu tiêu dùng, từ nay đến 8.8.2021, BRG Mart thực hiện chương trình "Tháng thịt heo Mỹ” được triển khai trên toàn bộ hệ thống 77 siêu thị, Minimart thuộc BRGMart tại các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh) và các tỉnh phía Nam (Hồ Chí Minh, Vũng Tàu). Người tiêu dùng sẽ có cơ hội sử dụng thịt heo (lợn) Mỹ chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng từ IBP thuộc Tyson Foods, Inc Mỹ - Nhà sản xuất và xuất khẩu thịt lớn thứ 2 thế giới với mức giá ưu đãi hỗ trợ: Thịt thăn: 109.000đồng/kg, sườn: 109.000 đồng/kg, thịt ba chỉ: 99.000 đồng/kg…
Giá hải sản tại chợ dân sinh tăng khá mạnh
Chị Nguyễn Thanh Huyền, kinh doanh hải sản tại phố Trần Vỹ (Hà Nội) cho hay, từ 2 ngày nay, tại các đầu mối, giá một số mặt hàng hải sản tăng khá mạnh, đặc biệt là tôm, mực, ghẹ, cua… Tuy nhiên, giá các loại cá biển vẫn ổn định.
"Mặc dù tại các đầu mối, giá tôm, mực đã tăng tới 30.000-40.000 đồng/kg, nhưng khi ra chợ chúng tôi cũng chỉ dám tăng khoảng 10.000 đồng/kg để hỗ trợ khách hàng, dù như vậy chúng tôi hầu như không có lãi. Có nhiều nguyên nhân khiến giá hải sản tăng bởi ngư dân ít đi biển; các xe chở hàng chưa kịp làm giấy tờ (xét nghiệm COVID-19, giấy ưu tiên luồng xanh…); nhân lực lao động tại các kho, vựa đầu mối cũng giảm…” – chị Nguyễn Thanh Huyền cho hay.
Tuy nhiên, tại các siêu thị, giá hải sản vẫn không biến động. Đại diện siêu thị BRGMart cho biết, tỉ lệ mặt hàng hải sản tại các siêu thị của BRGMart không lớn, tuy nhiên giá luôn được giữ ổn định.
Tại các siêu thị lớn như Big C, MM Mega Market… giá hải sản không tăng.
Theo Báo Lao động
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.