moitruongplus Trong bối cảnh số ca F0 điều trị tại nhà trên địa bàn thành phố đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh việc chuẩn bị một số thuốc, thiết bị thiết yếu cho F0, việc xử lý rác thải, vệ sinh nhà cửa... khi có F0 điều trị tại nhà cũng rất quan trọng.
Ảnh minh họa
Theo hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà do Bộ Y tế ban hành cần bố trí bộ đồ ăn riêng cho người nhiễm COVID-19, nên sử dụng dụng cụ dùng một lần. Đồ ăn thừa và dụng cụ ăn uống dùng một lần bỏ vào túi đựng rác trong phòng riêng.
Rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng. Người nhiễm COVID-19 tự rửa bát đĩa trong phòng riêng. Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc mang găng tay khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa. Bát đĩa và đồ dùng ăn uống của người nhiễm sau khi rửa để ở vị trí riêng. Tốt nhất là để trong phòng người nhiễm.
Về xử lý đồ vải, tốt nhất là người nhiễm tự giặt quần áo của mình. Nếu cần người chăm sóc giặt cần đeo găng tay khi xử lý đồ vải của người nhiễm. Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ. Giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể. Sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn. Tháo găng tay, rửa tay sau khi xử lý đồ vải của người nhiễm. Nên giặt riêng đồ của người nhiễm với đồ của người khác. Đặc biệt, không giũ đồ bẩn cần giặt để hạn chế nguy cơ phát tán vi rút qua không khí.
Về vệ sinh môi trường xung quanh, tốt nhất là người nhiễm tự vệ sinh khu vực của mình, cần làm sạch sàn nhà, tường và bề mặt sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn, rồi lau lại bằng nước sạch.
Về xử lý rác thải, đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi nilon bên trong ở phòng của người nhiễm. Thu gom, xử lý rác thải hàng ngày hoặc khi thùng rác đầy. Đeo găng tay khi xử lý rác thải, bỏ găng tay ngay sau khi xử lý xong. Rửa tay sau khi xử lý chất thải.
Ngoài ra, Bộ Y tế hướng dẫn không sử dụng lại găng tay. Mỗi đôi găng tay chỉ sử dụng một lần. Không chạm vào mặt khi đang đeo găng tay, mặt ngoài găng có thể có mầm bệnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.