moitruongplus Không có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, không có quyết định giao đất hoặc hợp đồng thuê đất, nhưng vẫn sử dụng đất bãi ven sông Cầu để làm bến bãi kinh doanh, tập kết cát sỏi…. Đó là thực trạng đang diễn ra tại xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên.
Mới đây, người dân tại xã Tiên Sơn (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) có thông tin phản ánh tới tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử về việc hàng loạt bến bãi tập kết VLXD nằm phía ngoài đê sông Cầu ngày đêm hoạt động, gây ô nhiễm trực tiếp đến môi trường; tình trạng xe tải chở VLXD quá khổ, quá tải quần nát tuyến đê, phá tan barie giới hạn trọng tải, chiều cao; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân địa phương.
Bãi tập kết VLXD trái phép của gia đình nhà anh Tuyên và anh Khai lấn chiếm lòng sông Cầu và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường tồn tại trong lòng khu dân cư xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Bên cạnh đó, người dân ở đây còn cho biết, bãi tập kết VLXD của hộ gia đình nhà ông Tuyên và hộ gia đình nhà ông Khai hoạt động trái phép từ nhiều năm nay, thế nhưng không hiểu sao cơ quan chức năng vẫn chưa có động thái nào ngăn chặn hiệu quả. Điều đáng nói, hai bãi tập kết VLXD này còn bị dư luận đặt ra nghi vấn là điểm chuyên thu gom cát lậu được khai thác trái phép trên sông Cầu.
Barie, trụ bê tông giới hạn chiều cao, trọng tải trên tuyến đê đã bị phá, có dấu hiệu của hành vi phá hoại tài sản Nhà Nước.
Để rộng đường dư luận và có câu trả lời khách quan nhất đến với bạn đọc, sáng ngày 22/12 phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Thân Quang Tình – Chủ tịch UBND xã Tiên Sơn, tại đây ông Tình cho biết: "Barie, trụ cột bê tông bị phá hỏng, thực tế không liên quan đến bãi cát tại xã Tiên Sơn, mà tại bãi chứa VLXD của huyện bên cạnh. Còn việc phóng viên phản ánh, hộ gia đình ông Tuyên và hộ gia đình ông Khai hoạt động bến bãi mà không hề có giấy phép thì tôi sẽ cho cán bộ xuống kiểm tra, nếu đúng thế tôi sẽ cho lập biên bản ngay”.
"Cụ thể sự việc như thế nào, xin hẹn phóng viên đúng 14h30 chiều này qua trụ sở UBND xã Tiên Sơn, chúng tôi sẽ có câu trả lời”, ông Tình cho biết thêm.
Bãi tập kết VLXD của hộ gia đình nhà ông Tuyên không hề có giấy phép nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.
UBND xã Tiên Sơn có tạo điều kiện cho bãi tập kết VLXD không phép hoạt động?
Ông Thân Quang Tình – Chủ tịch UBND xã Tiên Sơn không có câu trả lời mà "đùn đẩy" cho cấp dưới.
Theo lịch hẹn, phóng viên quay trở lại trụ sở UBND xã Tiên Sơn. Thế nhưng thay vì cung cấp thông tin như lời hứa, thì ông Huân (cán bộ địa chính xã Tiên Sơn) lại hỏi phóng viên: "Có giữ lại được bến bãi tập kết này không”?
Tiếp đó, phóng viên để cập tới việc Chủ tịch UBND xã Tiên Sơn có hẹn buổi chiều sẽ trả lời với báo chí về việc hoạt động của bến cát nhà ông Tuyên và ông Khai có trái phép hay không? Thì ông Huân (cán bộ địa chính xã) lại im lặng và không có câu trả lời.
Mặt khác, khi phóng viên ngỏ ý muốn chụp lại văn bản mà UBND xã Tiên Sơn đã làm việc với hai bến cát nói trên vào buổi sáng, thì ông Huân lại cho biết: "Đồng chí Quyết không có mặt ở đây nên chưa ký được vào biên bản, hẹn phóng viên sáng mai liên hệ với đồng chí Quyết để lấy”.
Không bỏ cuộc, sáng ngày 23/12, phóng viên tiếp tục liên hệ qua điện thoại với vị Phó Chủ tịch UBND xã này, tuy nhiên sau nhiều lần liên hệ qua điện thoại, ông Quyết vẫn không nghe máy.
Phải chăng có uẩn khúc gì mà Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Sơn phải né tránh báo chí? Có hay không việc UBND xã Tiên cố tình làm "ngơ” để bãi cát trái phép hoạt động?
Đây cũng là câu hỏi mà người dân xã Tiên Sơn muốn gửi tới các cấp lãnh đạo tỉnh Bắc Giang và huyện Việt Yên?
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.