moitruongplus Theo lộ trình từng năm, huyện đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện tiêu chí xã NTM nâng cao, thôn NTM kiểu mẫu, phấn đấu về đích theo kế hoạch.
Để từng bước hoàn thành mục tiêu, huyện Tân Yên tập trung chỉ đạo xã Hợp Đức và Phúc Hòa đạt chuẩn xã NTM nâng cao năm 2021; cùng đó xây dựng xã Việt Lập trở thành xã kiểu mẫu vào năm 2023. Theo đó, xã Việt Lập xác định trước mắt tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh môi trường. Các phong trào "Ngày thứ Bảy xanh”; "Ngày Chủ nhật sạch” thường xuyên được phát động thu hút người dân tham gia. Xã thành lập HTX vệ sinh môi trường. Các tuyến đường tự quản "sáng, xanh, sạch” được hình thành với tổng số 65 km đèn đường trục chính và ngõ xóm ở 13 thôn.
Bê tông hóa đường nông thôn ở các xã trên địa bàn huyện Tân Yên. Ảnh: Internet
Để nâng cao đời sống tinh thần, xã chỉ đạo các thôn rà soát các công trình, khu trung tâm văn hóa để mở rộng, nâng cấp các điểm vui chơi, văn hóa, văn nghệ, thể thao cho nhân dân. Quan tâm thực hiện tốt công tác an ninh trật tự. Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế điểm theo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm tiêu biểu đặc trưng. Hiện xã có 2 sản phẩm OCOP là: Sâm nam Núi Dành và Rượu dừa Hương Việt.
Tại xã Phúc Hòa, ông Ngô Văn Tiệp, Chủ tịch UBND xã cho biết: Sau 5 năm đạt chuẩn NTM, người dân rất phấn khởi khi đời sống vật chất, tinh thần nâng lên trông thấy. Không dừng lại ở đó, địa phương tiếp tục đăng ký xây dựng đạt xã chuẩn NTM nâng cao, đến nay đã đáp ứng đủ các tiêu chí. Để hoàn thành, xã đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất cây hàng hóa với 24 mô hình sản xuất theo công nghệ cao.
Hiện xã có 11 tổ hợp tác sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GloboGAP. Diện tích cây ăn quả tăng nhanh từ 300 ha năm 2016 lên 802 ha với các cây trồng như: Vải thiều sớm, ổi lê, nhãn, bưởi Diễn, bưởi đào đường, nhãn muộn... Sản xuất cây ăn quả được áp dụng công nghệ đã nâng cao được chất lượng, mẫu mã, bảo đảm an toàn thực phẩm, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, kích thích cho việc áp dụng sản xuất. Giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác đạt 300 triệu đồng/ha/năm (tăng 3,7 lần so năm 2016). Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 52,77 triệu đồng. Nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Điển hình như hộ ông Ngô Văn Cường sản xuất vải sớm thu nhập hơn 300 triệu đồng; hộ ông Trần Đình Long, thôn Lân Thịnh với 200 cây vải sớm và 3.000 gốc ổi lê cho thu nhập gần 1 tỷ đồng; ông Vi Văn Bình, thôn Phúc lễ (HTX sản xuất gà tre) kết hợp với trồng bưởi Diễn và vải sớm hàng năm cho thu nhập từ 300-500 triệu đồng; ông Nguyễn Văn Chén, thôn Vối xây dựng mô hình chăn nuôi lợn kết hợp với nuôi trồng thủy sản thu nhập hàng năm từ 500-700 triệu đồng. Tương tự, xã Hợp Đức đến nay đã hoàn thành 14/14 tiêu chí xã NTM nâng cao.
11 thôn đăng ký và đạt thôn NTM kiểu mẫu năm 2021 gồm: Phố Thễ, xã Lan Giới; Lân Thịnh, xã Phúc Hòa; Đèo, xã An Dương; Hậu, xã Cao Xá; Cầu Xi, xã Ngọc Châu; Thọ Điền 1, xã Ngọc Thiện; Lục Liễu Dưới, xã Hợp Đức; Đình Hả, xã Tân Trung; Đồng Lim, xã Ngọc Lý; Nội Hạc và thôn Lý, xã Việt Lập.
Cùng với tạo đà ở 3 xã, huyện quan tâm 11 thôn xây dựng thôn NTM kiểu mẫu. Đến những thôn này, điều dễ nhận thấy là đường liên thôn, xóm đều đổ bê tông khang trang, mặt đường rộng 3,5 m trở lên, có điện thắp sáng, hai bên trồng hoa, cây cảnh; nhiều tuyến đường còn được vẽ tranh. Các công trình giao thông, thủy lợi được nâng cấp. Trường học, nhà văn hóa được xây dựng mới hoặc cải tạo sạch đẹp; có sân tập thể dục, khu thể thao. Thôn có tổ vệ sinh môi trường hằng ngày thu gom rác thải. Hệ thống chính trị đều vững mạnh, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân đoàn kết, nông thôn yên bình.
Bà Đào Thu Phương, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Cốt lõi của xây dựng NTM là tăng thu nhập, qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân. Xác định phát triển sản xuất là yếu tố quan trọng, huyện đã chú trọng đầu tư cải tạo hạ tầng giao thông, thủy lợi, thực hiện các chương trình, dự án thúc đẩy sản xuất, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong phát triển sản xuất, các địa phương áp dụng khoa học công nghệ, hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết vào sản xuất và khâu tiêu thụ. Hiện nay, Tân Yên đang duy trì sản xuất tại 78 vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô từ 5 ha/vùng trở lên (lúa chất lượng, lạc, rau quả thực phẩm), quy mô từ 2 ha/vùng trở lên đối với rau quả chế biến. Mở rộng diện tích sản xuất đối với một số cây rau quả thực phẩm, rau quả chế biến có giá trị kinh tế cao như: Ngô ngọt, lạc, dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc, dưa bao tử, ớt,…cho giá trị thu nhập từ 140 - 520 triệu đồng/ha/vụ.
Coi trọng sản xuất lúa chất lượng với diện tích 5.722 ha, chiếm 45,8% tổng diện tích lúa toàn huyện, góp phần nâng cao giá trị. Huyện cũng chú trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Rau, hoa trong nhà lưới, nhà màng, tưới nước tự động trên cây ăn quả.
Đặc biệt, huyện thực hiện phát triển sản xuất cây ăn quả (tổng diện tích 3.567 ha) theo hướng cải tạo, mở rộng cây có giá trị cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP với 423 ha (vải thiều sớm 348 ha, ổi 45 ha, bưởi 25 ha, vú sữa 5 ha). Duy trì và mở rộng vùng sản xuất vải sớm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ. Quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình sản xuất đối với mã vùng trồng vải xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các nước lân cận. Tiếp tục phát triển cây dược liệu có liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm như: Cây đinh lăng, gấc, sâm nam, nghệ.
Toàn huyện có 8/8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó có 5 sản phẩm đạt 4 sao gồm: Vải sớm Phúc Hòa, vú sữa Tân Yên, măng lục trúc Lâm sinh Ngọc Châu, nem nướng Liên Chung, sâm nam núi Dành; 3 sản phẩm đạt 3 sao: Rượu dừa Hương Việt, Mỳ gạo Hưng Phú sợi phở, Mỳ gạo Hưng Phú sợi bún. Năm 2022, huyện tiếp tục đăng ký và tập trung chỉ đạo 3 xã đạt NTM nâng cao (Phúc Sơn, Ngọc Châu, Quế Nham) và 19 thônNTM kiểu mẫu.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.