moitruongplus Ngoài vấn đề y tế chăm sóc, điều trị người bệnh,công tác tổ chức thu gom, xử lý chất thải của điều trị F0 tại nhà một cách hiệu quả, an toàn là vấn đề cần quan tâm.
Sáng ngày 8/12, Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức Toạ đàm "Thực trạng và giải pháp thu gom, xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà”.
Tọa đàm nhằm nêu lên thực trạng việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà; những khó khăn, vướng mắc của các địa phương; một số kiến nghị để thực hiện tốt công tác nói trên. Hiện nay nước ta đang bắt đầu triển khai cách ly điều trị F0 tại nhà tại một số tỉnh có số ca F0 cao trên cả nước. Ngoài vấn đề y tế chăm sóc, điều trị người bệnh, công tác tổ chức thu gom, xử lý chất thải của điều trị F0 tại nhà một cách hiệu quả, an toàn là vấn đề cần được chú ý và chỉ đạo sát sao.
Trên cơ sở các kinh nghiệm quốc tế, mô hình bệnh tật (gần 80% bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng), Bộ Y tế đã liên tục cập nhật, chăm sóc điều trị một cách tốt nhất. Ngày 14/8/2021, Bộ Y tế cho biết sẽ triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà và cộng đồng, được cung cấp thuốc và chăm sóc dinh dưỡng thể chất, tinh thần.
Cần chú ý nguyên tắc gì trong việc quản lý chất thải, thu gom rác của F0?
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Viện trưởng Viện Khoa học sức khoẻ Quang Trung, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ y tế, đã trình bày những thuận lợi, khó khăn trong việc điều trị F0 tại nhà, cung như những hiện trạng và giải pháp xử lý rác thải của F0 điều trị tại hộ gia đình.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết:" Với bối cảnh đại dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, hiện nay đã diễn ra ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước với số ca mắc tăng nhanh theo từng ngày, số lượng tử vong lớn. Điều đáng chú ý là số ca F0 trong cộng đồng đáng báo động, trong đó 81% không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ, dẫn tới việc quá tải các bệnh viện, bệnh viện dã chiến và các trung tâm cách ly. Chính vì lý do đó, Bộ Y tế và các địa phương đã có hướng dẫn cách ly F0 tại nhà, nhưng để việc cách ly tại nhà đạt hiệu quả và an toàn thì công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và xử lý chất thải là nhiệm vụ cấp bách và cần có phương án xử lý phù hợp.
Căn cứ thực hiện số 3455/QĐ-BCĐQG ngày 5/8/2020 về việc ban hành "Hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch Covid-19”. Hướng dẫn này được áp dụng tại các cơ sở y tế; các cơ sở cách ly y tế tập trung; cách ly y tế tại nhà; nơi lưu trú; các cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung; các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế trong phòng chống dịch Covid-19.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga trình bày rất rõ về một số nguyên tắc trong việc quản lý chất thải, thu gom rác của F0, cụ thể:
"Nguyên tắc thực hiện ở đây, cần chú ý theo một số điều như việc quản lý chất thải ,y tế trong phòng, chống dịch Covid-19 phải tuân thủ theo đúng quy định tại Thông tư số 20/2021 của Bộ Y tế Quy định về Quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; cần phải đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19; đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế , người bệnh, người tham gia quản lý chất thải y tế và các đối tượng liên quan trong phòng, chống dịch Covid-19 và tất cả những người tham gia quá trình thu gom, lưu giữ lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm, vệ sinh thiết bị, dụng cụ đựng chất thải phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định”.
Rác thải của F0 sẽ phân loại như thế nào?
Còn đối với rác thải của F0 sẽ được phân loại như thế nào cũng là vấn đề được quan tâm, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết:
Tất cả chất thải rắn phát sinh từ khu vực/phòng cách ly, người mắc hoặc nghi ngờ mắc covid-19 bao gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ của bệnh nhân, khẩu trang, trang phục phòng hộ cá nhân của người tham gia thực hiện các công việc quản lý chất thải y tế, vệ sinh dụng cụ đựng chất thải, giặt là, vệ sinh môi trường đều được coi là chất thải lây nhiễm và phải được phân loại ngay vào thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh. Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn " Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”.
Những đám máu hoặc các chất tiết sinh học như chất nôn, phân có trên các bề mặt môi trường phải được loại bỏ ngay bằng cách lau bằng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch khử khuẩn có chứa 0,5% Clo hoạt tính. Nếu lượng máu, chất tiết nhiều, phải thực hiện lau nhiều lần cho đến khi loại bỏ hoàn toàn trên bề mặt (Lưu ý: mỗi lần lau dùng một khăn). Tất cả các khăn/gạc sau khi lau phải được bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có dán nhãn "Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”.
Các công ty thu gom, xử lý chất thải giữ trách nhiệm quan trọng trong vấn đề làm sao để xử lý rác thải một cách nhanh gọn, đảm bảo an toàn cho công nhân viên và những người xung quanh.
Hiện nay các tỉnh đã có một số văn bản hướng dẫn F0 điều trị tại nhà trong việc phân loại rác thải có nguy cơ lây nhiễm. Cụ thể, rác thải trong khu vực cách ly của F0 đều là rác thải có nguy cơ lây nhiễm, được thu gom xử lý riêng, đặc biệt là khẩu trang, giấy lau, bông gạc, các dụng cụ y tế dùng để điều trị cho F0 tại nhà. Các loại rác thải trên sẽ được thu gom riêng, đóng gói và dán nhãn rác thải nguy hiểm, có nguy cơ nhiễm virus Covid-19 và loại bỏ, xử lý ngay.
Ảnh: Internet.
Về công tác thu gom rác thải tại nhà của F0, các công ty thu gom rác thải chịu trách nhiệm thu gom, tập trung xử lý rác thải một cách an toàn, vận chuyển bằng xe chuyên dụng, có cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Công tác vận chuyển thu gom rác phải đảm bảo không làm rơi vãi, phát tán mầm bệnh. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trong trường hợp làm rơi vãi, phát tán mầm bệnh trong cộng đồng.
Cụ thể: Trước khi thu gom, túi đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng thu gom chất thải có màu vàng, bên ngoài thùng có biểu tượng cảnh báo chất gây bệnh, có dán nhãn " Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”. Thùng thu gom chất thải phải có thành cứng, có bánh xe đẩy, bên ngoài thùng có dán nhãn "Chất thải có chứa SARS-CoV-2” và được lưu giữ tạm thời tại khu vực cách ly, khám, theo dõi, chăm sóc, điều trị người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19.
Thu gom thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 từ nơi lưu giữ tạm thời về khu lưu giữ tập trung trong khuôn viên của cơ sở y tế ít nhất 2 lần/ngày hoặc khi cần; Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.
Vận chuyển, xử lý chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 bằng một trong các biện pháp sau: Ưu tiên xử lý tại cơ sở y tế: xử lý ngay trong ngày bằng lò đốt chất thải rắn y tế hoặc bằng thiết bị hấp chất thải lây nhiễm hoặc thiết bị khử khuẩn khác đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Vận chuyển chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 để xử lý ngay trong ngày tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế gần nhất bằng xe chuyên dụng hoặc các phương tiện khác đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Thùng đựng chất thải phải có thành cứng chịu được va đập, bên ngoài thùng có dán nhãn "Chất thải có chứa SARS-CoV-2”. Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải luôn được đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi hoặc rò rỉ chất thải.
Quan tâm tới chế độ đãi ngộ với công nhân vệ sinh môi trường
Từ những ý kiến trên, PGS.TS Nguyễn Huy Nga kiến nghị các công nhân công ty môi trường bắt buộc phải mang đồ bảo hộ, đeo khẩu trang và được huấn luyện an toàn lao động, đảm bảo an toàn và sức khỏe cá nhân. Về quyền lợi của công nhân vệ sinh môi trường cần được hưởng cơ chế như lực lượng tuyến đầu, test Covid-19 định kỳ và tiêm chủng mũi vaccine thứ 3 sớm. Cùng với đó cần cấp thẻ xanh cho các phương tiện hoạt động và được giám sát bởi chính quyền.
Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cũng đề nghị sớm ban hành đơn giá thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải Covid-19 và cần có hướng dẫn cụ thể việc thu gom, xử lý rác đơn giá trên cả nước cho các địa phương áp dụng.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.