moitruongplus Thân bơm kim tiêm dính máu, khẩu trang, găng tay bẩn đã qua sử dụng, vỏ lọ thuốc vacxin sau tiêm... nằm lăn lóc trên sân, dưới rãnh nước thoát sàn, trên nền nhà lưu rác thải nguy hại tại Trung tâm Y tế huyện Quốc Oai, Hà Nội khi đang có ca F0 tăng cao.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng ngày một tăng cao. Kèm theo đó là lượng rác thải phát sinh từ dịch bệnh tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm và mất an toàn cho chính cán bộ nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân và cộng đồng là rất cao.

Để giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường và phòng chống lây nhiễm dịch bệnh, Chính phủ;  Ban chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Y tế và các Bộ, Ban ngành đã liên tục chỉ đạo, ban hành kèm văn bản quy định, hướng dẫn và yêu cầu việc tăng cường, kiểm tra, giám sát, bổ sung nguồn lực cũng như kinh phí, khắc phục tồn tại và tìm giải pháp để thực hiện nghiêm ngặt việc phân loại - thu gom - vận chuyển - tập kết - lưu trữ - xử lý chất thải được triệt để, đúng quy định pháp luật. Đồng thời, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe người dân và cán bộ, nhân  viên y tế. Giao trách nhiệm cho người đứng đầu cơ sở Y tế khi để xảy ra vi phạm.


Bơm kim tiêm, găng tay y tế, khẩu trang sau xử dụng vứt trần trụi trên sân TTYT huyện Quốc Oai

Thế nhưng, trái với những chỉ đạo quyết liệt đó, hình ảnh ghi nhận thực tế hiện trường của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam tại TTYT huyện Quốc Oai thì rõ ràng, nhóm chất thải y tế lây nhiễm và lây nhiễm sắc nhọn bao gồm: thân bơm kim tiêm dính máu, khẩu trang, găng tay bẩn đã qua sử dụng, vỏ lọ thuốc vắc xin sau tiêm phòng Covid-19 bị vứt lăn lóc, trần trụi trên nền sân, dưới rãnh nước, trên nền nhà lưu rác nguy hại ngay trong khuân viên của TTYT huyện Quốc Oai, nhưng không được ai quan tâm,  kiểm tra, xử lý.

Chỉ khi PV ghi nhận hiện trường mới phát hiện ra. Khi bắt gặp những hình ảnh bơm kim tiêm, khẩu trang, gang tay, vỏ lọ vacxin sau tiêm nằm lăn lóc, trần trụi trên sân, trong nền nhà lưu rác...  PV không khỏi "giật mình ghê sợ" .


Để làm rõ nguyên nhân tại sao rác thải y tế lây nhiễm và lây nhiễm sắc nhọn y tế lại nằm lăn lóc, trần trụi trên sân mà không được TTYT huyện Quốc Oai kiểm tra xử lý?  PV đã đề nghị cán bộ Trung tâm (người được Giám đốc Trung tâm cử đưa PV đi thực tế) mời trực tiếp Lãnh đạo xuống ghi nhận sự việc và làm việc.

Qua trao đổi trực tiếp, ông Đào Xuân Long - Giám đốc TTYT huyện Quốc Oai khẳng định rằng đây là lỗi do Công ty Urenco13 "nó vận chuyển, nó cân, nó đánh rơi đấy".

PV hỏi ngược lại: Bên mình không có sự kiểm tra, giám sát sao anh?

Ông Long lúng túng trả lời: "Có, cán bộ này vừa ở dưới này, mà để thế này đây!". Ông quay sang nói như mắng nhân viên: "Mình ở dưới này tại sao lại để như thế này mà đã lượn lên trên đó rồi?"... xong chuyện này, dọn xong phải phun khử khuẩn theo quy định, sao lại không làm?".

Còn về quy định của Trung tâm, ông Long cho biết: Hiện Trung tâm đang quản lý 1 phòng khám đa khoa khu vực và 21 trạm y tế cơ sở. Rác thải phát sinh từ 21 trạm và 1 phòng khám đa khoa đều được tập kết về Trung tâm chính, kể cả rác thải phát sinh trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid.

Thời điểm cao nhất triển khai lấy mẫu xét nghiệm và tiêm Vacxin ngừa Covid, Trung tâm triển khai từ 20 đến 40 dây tiêm và lấy mẫu. Sau mỗi buổi lấy mẫu xét nghiệm và tiêm ngừa Covid đều được thu gom, tập kết về Trung tâm.

Riêng đối với các vỏ lọ vacxin sau tiêm ngừa Covid-19, ông Long cho rằng Trung tâm làm rất chặt chẽ: Số lọ vacxin phát ra thu về phải bằng nhau "phải kiểm đếm giao từng lọ"và lưu giữ nghiêm ngặt. Sau đó hợp đồng, bàn giao cho Urenco13 xử lý. 

Qua trao đổi của ông Long - Giám đốc TTYT huyện Quốc Oai và những hình ảnh ghi nhận thực tế hiện trường của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam thì câu hỏi đặt ra đã quá rõ ràng: Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế và người thực hiện đang ở đâu? khi để rác thải y tế: Vỏ lọ Vacxin sau tiêm, găng tay dính máu, khẩu trang, bơm kim tiêm sau tiêm phòng Covid-19, chất thải nguy hại... lại không được quản lý đúng theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ y tế quy định về việc quản lý, phân định, phân loại, thu gom, lưu trữ,  giảm thiểu, tái chế chất thải y tế nguy hại và thông thường... Và Thông tư 36/2015/TT- BTNMT về việc quản lý chất thải nguy hại; Cũng như Quyết định số 3455/QĐ-BYT - BCĐQG Về việc ban hành "Hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19”?

Nghiêm trọng hơn những vỏ lọ vacxin, thân bơm kim tiêm, gang tay, khẩu trang y tế sau lấy mẫu xét nghiệm và tiêm phòng Covid không được quản lý chặt chẽ kia vô tình rơi vào tay kẻ xấu, hay đâm vào ai đó thì hậu quả sẽ ra sao? Và ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Thiết nghĩ để công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 được hiệu quản và đảm bảo an toàn cho chính tính mạng cán bộ, công nhân viên y tế cũng như người dân, kính đề nghị Sở y tế Hà Nội vào cuộc làm rõ, kịp thời  chấn chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm, tránh những hệ lụy đáng tiếc xảy.

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Số: 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT

Chương II

QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

Mục 1: PHÂN ĐỊNH, PHÂN LOẠI, THU GOM, LƯU GIỮ, GIẢM THIỂU, TÁI CHẾ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI VÀ CHẤT THẢI Y TẾ THÔNG THƯỜNG

Điều 4. Phân định chất thải y tế

Chất thải lây nhiễm bao gồm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
d) Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm.
Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
a) Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
b) Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất;
c) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng;
d) Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
đ) Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT).

Chất thải y tế thông thường bao gồm:
a) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
b) Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;
c) Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
Danh mục và mã chất thải y tế nguy hại bao gồm:
a) Danh mục và mã chất thải nguy hại quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT được quy định cụ thể cho chất thải y tế nguy hại tại Phụ lục số 01 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh mục chất thải y tế thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế quy định tại Phụ lục số 01 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế

Bao bì (túi), dụng cụ (thùng, hộp, can), thiết bị lưu chứa chất thải y tế thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và Khoản 7 Điều này. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ sở y tế không phải thực hiện các quy định có liên quan về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa.
Màu sắc của bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế quy định như sau:
a) Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm;
b) Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm;
c) Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông thường;
d) Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế.
Bao bì, dụng cụ đựng chất thải y tế sử dụng phương pháp đốt không làm bằng nhựa PVC.
Thùng, hộp đựng chất thải có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Ngoài các quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.
Thùng, hộp đựng chất thải có thể tái sử dụng theo đúng mục đích lưu chứa sau khi đã được làm sạch và để khô.
Điều 6. Phân loại chất thải y tế

Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:
a) Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh;
b) Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa;
c) Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:
a) Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế;
b) Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải.
Phân loại chất thải y tế:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
d) Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
đ) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen;

e) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín;
g) Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
h) Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.
Điều 7. Thu gom chất thải y tế

Thu gom chất thải lây nhiễm:
a) Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
b) Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom;
c) Cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế;
d) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
đ) Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày;

e) Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lưu giữ tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01 (một) lần/tháng.
Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm:
a) Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
b) Thu gom chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân: Chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm không bị rò rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trường.
Thu gom chất thải y tế thông thường: Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng.
Điều 8. Lưu giữ chất thải y tế

Cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục số 03 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở y tế không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục số 03 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế thực hiện thống nhất theo quy định của Thông tư này và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ chất thải;
b) Có biểu tượng loại chất thải lưu giữ theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống được sự xâm nhập của các loài động vật;
d) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải.
Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.
Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.
Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:
a) Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín;
b) Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày.
Cơ sở y tế thực hiện các quy định có liên quan đến lưu giữ, khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Thông tư này và không phải thực hiện các quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.




Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.