moitruongplus Ngày 26/11, tại Hà Nội, Hội Nữ trí thức Việt Nam long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III (nhiệm kỳ 2021-2026).

Tham dự Đại hội có các đồng chí: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga..., cùng gần 300 đại biểu dự trực tiếp và các đại biểu tham dự trực tuyến tại điểm cầu: TPHCM, Bình Định, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại đại hội

Theo báo cáo, 10 năm qua, đặc biệt là từ năm 2016 trở lại đây, nhờ kiện toàn bộ máy theo hướng tích cực và hiệu quả, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hội - GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu và Chủ tịch danh dự, GS.TS Nguyễn Thị Doan, Hội Nữ trí thức Việt Nam (NTTVN) đã phát triển nhanh và bền vững, đạt nhiều thành tựu rất đáng tự hào.

Tính đến hết tháng 1/2021, Hội đã có hơn 4.000 hội viên (tăng hơn 2.000 hội viên so với đầu nhiệm kỳ), có một số hội viên mạng lưới đang định cư, làm việc ở nước ngoài.

Với lực lượng hội viên mạnh, có nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các nền kinh tế nên công tác tư vấn, phản biện xã hội của Hội trong nhiệm kỳ II đã đóng góp hiệu quả trong quá trình xây dựng các chính sách về giáo dục, khoa học công nghệ và bình đẳng giới.

Hội cũng đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao vai trò của Nữ trí thức trong nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Tổ chức thành công 2 Hội nghị Nữ Khoa học toàn quốc lần thứ I (2019), lần thứ II (2020) và chủ trì nhiều hội thảo khoa học chuyên đề. 2 Hội nghị Nữ khoa học toàn quốc đã giới thiệu, quảng bá các kết quả nghiên cứu khoa học (NCKH) của nữ trí thức Việt Nam (93 công trình khoa học và 56 báo cáo khoa học) thu hút sự quan tâm của xã hội đồng thời tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, truyền cảm hứng sáng tạo tới đông đảo các hội viên và cộng đồng khoa học. Các Hội thảo chuyên đề đã hỗ trợ, chia sẻ kết quả nghiên cứu, cập nhật các thông tin khoa học công nghệ (KHCN) mới cho hội viên.

Hội đã chủ quản và chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu, dự án chuyển giao công nghệ. Từ các dự án và đề tài, Hội đã xây dựng được Sàn giao dịch trực tiếp, trực tuyến về công nghệ/sản phẩm KHCN, giới thiệu hơn 200 sản phẩm, hỗ trợ chuyển giao 6 công nghệ/sản phẩm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Các hoạt động hợp tác quốc tế được quan tâm, mở rộng và đẩy mạnh bao gồm cả hợp tác đa phương và song phương với nhiều đối tác là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có yếu tố nước ngoài. Hội tiếp tục tham gia tích cực với tư cách là thành viên chính thức của Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (INWES-APNN).

Là tổ chức thành viên của Hội LHPN Việt Nam, Hội NTTVN luôn tích cực, chủ động hưởng ứng và cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm của Hội LHPN Việt Nam trong hoạt động thường xuyên của Hội, được Hội LHPN Việt Nam đánh giá cao trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.

Đại hội đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam lần thứ III (nhiệm kỳ 2021-2026) đã bầu 60 đại biểu vào Ban chấp hành nhiệm kỳ mới. Với số phiếu tín nhiệm cao, GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đắc cử Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

GS.TS Lê Thị Hợp, (quê hương người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia được bầu là Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

GS.TS Lê Thị Hợp, quê hương người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám (Yên Thế, Bắc Giang). Bà là một trong số những chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng. Bà đã có những nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề dinh dưỡng liên quan đến trẻ em và phụ nữ mang thai một cách liên tục, có hệ thống, từ đó đưa ra các giải pháp hạ thấp suy dinh dưỡng ở trẻ em, góp phần nâng cao tầm vóc người Việt Nam.

Năm 2009, GS.TS Lê Thị Hợp cùng tập thể nữ Khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia vinh dự được trao Giải thưởng Kovalevskaia.

Năm 2016, GS.TS Lê Thị Hợp được nhận Giải thưởng "Cống hiến trọn đời vì sức khỏe toàn cầu" do Hội Nhi khoa, Dinh dưỡng, Tiêu hóa, ghép tạng Thế giới trao tặng.

Năm 2017, GS.TS Lê Thị Hợp nhận Giải thưởng "Đặng Văn Ngữ" của Bộ Y tế và Quà lưu niệm của Chủ tịch nước trao cho các Viện Trưởng khối Y học dự phòng.

GS.TS Lê Thị Hợp còn là thành viên tích cực của Hội các nhà khoa học tỉnh Bắc Giang tại Hà Nội./.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.