moitruongplus Khi hàng cây xà cừ cổ thụ trong sân trường Tiểu học Lại Thượng, xã Lại Thượng (huyện Thạch Thất, Hà Nội) bị chặt hạ không chỉ khiến nhiều người đau xót và tiếc nuối, thì việc thanh lý số cây này đang vướng nghi án "lợi ích nhóm” tiêu cực…

Lãnh đạo xã thông tin gian dối

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đưa tin, ngày 3/11/2021, tại trường Tiểu học Lại Thượng, xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã chặt hạ hàng cây xanh để xây dựng mở rộng lớp học và nhà tập thể dục của nhà trường khiến 9 cây xà cừ hơn 60 năm tuổi bị chặt hạ. Nhiều người dân và phụ huynh đến đón học sinh chứng kiến sự việc đều đau xót và tiếc nuối khi mất đi hàng cây này.

Sau khi hàng cây bị chặt hạ thì dư luận đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức thanh lý và giá trị của 9 cây xà cừ cổ thụ này được định giá bao nhiêu.

Để giải đáp thông tin trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên vệ với ông Lê Đăng Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Lại Thượng. Qua điện thoại ông Hồng cho biết: Việc chặt hạ 9 cây xà cừ trong sân trường Tiểu học Lại Thượng là để lấy mặt bằng xây dựng mở rộng phòng học nhà trường, toàn bộ 9 cây xà cừ đều nằm trong khu quy hoạch xây dựng.

Những gốc cây xà cừ cổ thụ có đường kính từ 130-170cm được thanh lý với giá "bèo”

Trả lời về quy trình, thủ tục thanh lý 9 cây xà cừ trên diễn ra thế nào? Ông Hồng nói: Về chủ trương và theo hướng dẫn, chúng tôi nhất trí cho nhà trường làm tờ trình lên huyện, sau đó để nhà trường và đại diện hội cha mẹ học sinh đứng ra thanh lý.

Trước thông tin nhà trường đã tổ chức thanh lý 9 cây xà cừ với giá 85.000.000 đồng mà không thông qua tổ chức đấu giá tài sản theo quy định?

Ông Lê Đăng Hồng khẳng định: Hiện nay đã bán gì đâu, mới chặt hạ xuống để kịp thi công xây trường vào dịp 20/11 này, chứ nếu bán thì sẽ tổ chức đấu giá và thông tin công khai ?!

Thế nhưng, ngay sau đó PV liên hệ với chị Vương Thị Hằng – cán bộ Y tế học đường kiêm thủ quỹ trường Tiểu học Lại Thượng. Qua điện thoại chị Hằng xác nhận: Tôi trực tiếp là người nhận tiền thanh lý 9 cây xà cừ với tổng số tiền là 85.500.000 đồng.

Cũng theo chị Hằng, việc nhận tiền được chia thành 2 đợt: Đợt 1 nhận số tiền 73.000.000 đồng trước sự chứng kiến của Hiệu trưởng Nguyễn Tương Lai tại phòng làm việc của hiệu trưởng. Đợt 2 nhận số tiền còn lại là 12.500.000 đồng cùng sự chứng kiến của 2 Phó Hiệu trưởng nhà trường.

Như vậy có thể khẳng định ông Lê Đăng Hồng – Phó Chủ tịch UBND xã Lại Thượng đã gian dối trong việc cung cấp thông tin cho báo chí về sự việc trên. Đến đây dư luận đặt câu hỏi, phải chăng có điều gì khuất tất trong việc thanh lý 9 cây xà cừ cần phải che dấu nên vị lãnh đạo xã này mới cố tình thông tin sai sự thật ?!

Thanh lý tài sản trái quy định?

Theo khoản 5 Điều 7 Thông tư 162/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính  quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước, cũng quy định về các đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định cũng bao gồm vườn cây: "Vườn cây thuộc khuôn viên đất độc lập, có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên (không tính giá trị quyền sử dụng đất); hoặc từng cây lâu năm có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tải sản cố định”.

Căn cứ quy định này có thể xác định 9 cây xà cừ trên là đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định của trường Tiểu học Lại Thượng. Vì thế việc thanh lý 9 cây xà cừ phải được thực hiện đúng quy định về thanh lý tài sản cố định.


Để  tìm hiểu về trình tự, thủ tục thanh lý 9 cây xà cừ cổ thụ diễn ra thế nào. Chiều ngày 12/11, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Tương Lai – Hiệu trưởng trường Tiểu học Lại Thượng.


Nhiều người đau xót khi chứng kiến hình ảnh về hàng cây xà cừ cổ thụ trong khuôn viên trường Tiểu học Lại Thượng bị chặt hạ mang đi bán

Qua trao đổi, ông Lai nói: Sau khi chặt hạ 9 cây xà cừ để lấy mặt bằng xây dựng mở rộng phòng học, nhà trường đã thanh lý và thu được số tiền 85.500.000 đồng.

Khi PV đề nghị tiếp cận tài liệu, hồ sơ thanh lý 9 cây xà cừ, ông  Nguyễn Tương Lai cho biết hiện nay toàn bộ hồ sơ đang lưu ở UBND xã Lại Thượng nên sẽ cũng cấp sau. 

Tiếp đến, PV đặt câu hỏi: 9 cây xà cừ cổ thụ này có được xác định là tài sản công hay không? Ông Lai phân trần: Tôi mới lên làm hiệu trưởng nên chưa va vấp việc này bao giờ, nên các "sếp” chỉ đạo thế nào thì tôi làm thế ?!

Trả lời câu hỏi các "sếp” ở đây là ai? Ông Lai nói, tất cả các phòng ban khi tổ chức họp với nhà trường đều chỉ đạo thế.

Cũng theo Hiệu trưởng Nguyễn Tương Lai, việc thanh lý 9 cây xà cừ  theo hình thức mua theo số lượng cây chứ không tính đơn giá theo mét khối gỗ và có ký hợp đồng thanh lý.

Căn cứ vào đâu để xác định đơn giá thanh lý 9 cây xà cừ cổ thụ với giá "bèo” là 85.500.000 đồng, và tại sao không thanh toán bằng hình thức chuyển khoản theo quy định mà lại thanh toán băng tiền mặt? Ông Lai "né” cầu trả lời này với lý do bận họp và hẹn hôm khác làm việc sẽ thông tin đầy đủ ?!

Trong một diễn biến khác, chia sẻ với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, anh Trần Khắc V, là thợ buôn gỗ lâu năm trên địa bàn huyện Thạch Thất cho biết: Với 9 cây xà cừ cổ thụ có độ tuổi trên 60 năm, có những cây thân to 2 người nối tay nhau ôm không hết thì ước tính có khoảng hơn 20 khối gỗ thân và 5-6 khối gỗ cành.

Về giá bán loại gỗ này trên thị trường hiện nay tại huyện Thạch Thất,  gỗ thân cây to có giá từ 10 đến 12 triệu đồng/1 khối, gỗ cành khoảng 2-3 triệu đồng/1 khối.  Vậy với 9 cây xà cừ này thì tổng giá trị sẽ lên đến hàng trăm triệu đồng – Trần Khắc V. nhận định.

Để tránh hoài nghi trong dư luận xã hội về có hay không việc tồn tại "lợi ích nhóm” tiêu cực trong việc thanh lý 9 cây xà cừ cổ thụ tại trường Tiểu học Lại Thượng, đồng thời làm rõ trình tự, thủ tục thanh lý số cây trên. Chúng tôi kính đề nghị lãnh đạo UBND huyện Thạch Thất chỉ đạo cơ quan chức năng có liên quan tiến hành thanh kiểm tra làm rõ sự việc, qua đó xử lý nghiêm những tập thế và cá nhân có hành vi lợi dụng việc thanh lý tài sản công để trục lợi (nếu có).

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.