moitruongplus Tình trạng nhiều nhà xây dựng trái phép tại các xã ở khu Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang gây bất bình trong dư luận.

Làm nhà trên đất nông nghiệp

Theo phản ánh của người dân, hiện một số xã ở khu Đông, huyện Bình Sơn có nhiều hộ dân lén lút xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Đáng nói, tình hình tại xã Bình Hòa rất phức tạp với nhiều hộ dân tranh chấp đất, làm nhà trái phép, trong đó một số hộ đã lấn chiếm mương nội đồng để san nền, làm nhà và trồng cỏ nuôi bò, gây ảnh hưởng dòng chảy, khiến hàng chục ha đất lúa nơi đây đang bị bỏ hoang…

Về việc này, Chủ tịch UBND xã Bình Hòa Trần Quang Tâm cho biết: "Vừa qua, UBND xã đã tổ chức đối thoại với bà con thôn Ngọc Khương – nơi có nhiều hộ dân làm nhà trái phép, lấn chiếm đất mương, ảnh hưởng sản xuất, bước đầu đã xử lý một số trường hợp vi phạm làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Có gia đình không đồng tình về quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên đã phát sinh đơn tố cáo gửi lên cấp trên”.


Một số hộ dân thôn Vĩnh An, xã Bình Thạnh làm nhà trái phép.

"Ngoài ra, chúng tôi cũng đang tập trung xử lý các hộ tranh chấp đất, lấn chiếm mương nội đồng, tự ý đổ đất trồng cỏ, san nền, cơi nới nhà cửa trái phép, gây ảnh hưởng dòng chảy. Xã cũng đã bố trí vốn, huy động nhân công trong các thôn tiến hành sữa chữa, nạo vét lại kênh mương, đảm bảo khơi thông dòng chảy, điều tiết nước phục vụ sản xuất sắp tới.

Gần đây, xã đã quy hoạch một số khu dân cư lâu dài, nhưng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất có nhiều khó khăn. Mặc dù UBND xã đã có tờ trình đề nghị nhiều lần về việc này, nhưng đến nay vẫn chưa cập nhật được. Do đó, người dân làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, hiện xã đang tiến hành kiểm tra, rà soát địa bàn, khi phát hiện gia đình nào làm nhà trái phép, thì địa phương lập biên bản, củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định pháp luật. Nếu địa phương để xảy ra làm nhà trái phép, huyện sẽ xử lý người đứng đầu là Bí thư, chủ tịch xã đó ngay” – Ông Tâm cho biết thêm.          
Theo ghi nhận của PV, cây cối, hoa màu tại vùng đất Bình Hòa hiện đang khô cháy do thiếu nước tưới. Cánh đồng Ngọc Khương cũng khô cằn, bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Ngay sát ruộng lúa với chục ha là hệ thống mương nội đồng cũng bị đất vùi lấp. Người dân đã lấn trồng cỏ nuôi bò, san nền, làm nhà trái phép. Hiện địa phương đang huy động nhân công nạo vét, khơi thông lại dòng chảy, đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất…


Cánh đồng Ngọc Khương bị bỏ hoang.


Một đoạn mương trên cánh đồng Ngọc Khương, xã Bình Hòa bị vùi lấp.

Còn tại xã Bình Thạnh – điểm nóng gần đây đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp đất, làm nhà trái phép tràn lan – ngay trên tuyến đường chính vào thôn Vĩnh An, đã có nhiều gia đình tự ý làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Hiện có hộ cũng đang xây dựng nhà ở dở dang. Có người đang tập kết xi măng, sắt, gạch, sạn… để chuẩn bị làm nhà mới trên khu đất nông nghiệp. Gần trung tâm xã Bình Thạnh, có nhiều hộ buôn bán hàng tạp hóa, nước giải khát và đơn vị Bưu điện đang hoạt động khá nhộn nhịp. Được biết, nơi đây cũng là khu vực xảy ra tranh chấp đất giữa các hộ dân và đang có nhiều gia đình đổ vật liệu, xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp.

"Hầu như những hộ dân sống gần tôi đều đã làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Thậm chí, có gia đình là cán bộ, đảng viên… Nhưng không hiểu sao cơ quan chức năng huyện lại không xử lý dứt điểm tất cả các gia đình làm nhà trái phép, mà chỉ hộ bị, hộ không?!” – Một hộ dân ở xã Bình Thạnh bức xúc.

Một người dân khác cho hay: "Việc bà con làm nhà trên đất nông nghiệp là bình thường. Vì vùng đất này đã quy hoạch khu dân cư lâu rồi, nhưng chính quyền chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho dân. Nhiều người khi nhà xuống cấp, hoặc khi tách hộ cho con sống riêng, không có nơi ở, đành lén lút làm nhà trái phép. Họ nói, gia đình đảng viên, cán bộ xã làm nhà trên đất nông nghiệp được thì việc gì bà con không làm được! Nên tình trạng ngày càng phức tạp…”.


Người dân Bình Hòa đổ đất san nền làm nhà trên đất nông nghiệp.

Chính quyền địa phương nói gì?

Theo ông Lê Tấn Khánh – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh: "Sở dĩ, hiện nay có tình trạng người dân làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp là vì vùng này đã quy hoạch khu dân cư lâu dài từ năm 2021-2025, nhưng đến nay chưa được phê duyệt và chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở. Xã đang tiến hành kiểm tra, rà soát những trường hợp tranh chấp đất đai, làm nhà trái phép và kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật…”.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị điện tử, ông Nguyễn Tưởng Duy – Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, cho rằng: "Nhiều khu dân cư trên địa bàn đã quy hoạch trước đây, nhưng vẫn chưa chuyển mục đích sử dụng đất ở. Đây là vấn đề bất cập hiện nay đã dẫn đến nhiều trường hợp tranh chấp đất, làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Đặc biệt, các xã nằm trong Khu kinh tế Dung Quất, việc người dân tự ý xây nhà trái phép là phổ biến, trong đó có một số gia đình cán bộ, đảng viên chưa nêu gương đã vi phạm Luật đất đai…”.


Nhà dân đang xây dựng trên đất nông nghiệp tại xã Bình Thạnh.


Nhiều nhà xây dựng trái phép gần trung tâm xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn.

"Hiện nay, hai xã Bình Hòa và Bình Thạnh – nơi có nhiều thiếu sót, vi phạm trong lĩnh vực đất đai đã làm báo cáo gửi cho huyện. Tuy nhiên, báo cáo của xã nêu chưa rõ nội dung, đối tượng vi phạm xây nhà trái phép. Do đó, UBND huyện đã yêu cầu xã tiếp tục điều tra, làm rõ và gửi lại báo cáo cho huyện để xử lý dứt điểm, đúng pháp luật…” – Chủ tịch huyện khẳng định.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.