moitruongplus Tỉnh Bình Dương hiện có 1.147 cơ sở, công trình chưa nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã đưa vào sử dụng, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất.
Theo đó, thành phố Tân Uyên là địa phương có số lượng công trình chưa đảm bảo phòng cháy chữa cháy nhiều nhất với 597 công trình. Các công trình này chủ yếu là nhà xưởng, quán karaoke. Sai phạm chủ yếu của các công trình trên địa bàn Tân Uyên là không có thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy. Trong đó, có nhiều công trình đã bị xử lý vi phạm bằng hình thức phạt tiền và đình chỉ hoạt động.
Thành phố Thuận An là đơn vị có lượng công trình xây dựng không đảm bảo phòng cháy, chữa cháy đứng thứ hai với 196 công trình. Cũng giống như Tân Uyên, các công trình ở đây chủ yếu cũng là nhà xưởng sản xuất, quán karaoke. Đặc biệt phải kể đến là dự án Khu nhà ở cao tầng Eden - Thuận An do Công ty TNHH Kim Đại Dương làm chủ đầu tư, tổng diện tích sàn xây dựng gần 40.706m2 (Trong đó, tổng diện tích sàn xây dựng (không kể tầng hầm và mái tum) gần 36.393 m2). Công trình này tuy chưa hoàn thiện và chưa nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy nhưng chủ đầu tư đã cho gần 200 hộ dân vào sinh sống. Theo thông tin từ tỉnh Bình Dương, công trình này được đưa vào sử dụng từ năm 2022, với vi phạm này, công trình bị xử phạt vi phạm hành chính 160 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.
Xếp thứ ba về số lượng công trình chưa đảm bảo phòng cháy, chữa cháy tại Bình Dương là thành phố Bến Cát với 109 công trình. Khác với các địa phương còn lại, ngoài công trình nhà xưởng, tại Bến Cát còn có sự "góp mặt” của chủ đầu tư các khu công nghiệp, các địa điểm kinh doanh chi nhánh của Công ty Cổ phần Thế giới Di động, địa điểm kinh doanh Winmart, bệnh viện… và đây cũng là địa phương có nhiều đơn vị lý giải về nguyên nhân của việc chưa đảm bảo phòng cháy, chữa cháy là do "chưa đủ điều kiện kinh tế”.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Ngoài những đơn vị kể trên, trong danh sách này, tại các địa phương khác cũng còn tồn tại rất nhiều công trình chưa đảm bảo về phòng cháy, chữa cháy như: Huyện Dầu Tiếng có 23 cơ sở, công trình; huyện Bàu Bàng có 20 cơ sở, công trình; huyện Bắc Tân Uyên có 41 cơ sở, công trình và huyện Phú Giáo có 42 cơ sở, công trình; thành phố Thủ Dầu Một có 39 cơ sở, công trình; thành phố Dĩ An có 71 cơ sở, công trình.
Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã kiểm tra định kỳ, đột xuất và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về PCCC đối với 855 cơ sở với số tiền phạt hơn 24 tỷ đồng.
Đồng thời, ra quyết định tạm đình chỉ đối với 244 cơ sở và quyết định đình chỉ hoạt động 268 cơ sở vi phạm quy định về PCCC; đã khôi phục tình trạng hoạt động cho 27 cơ sở đáp ứng đủ quy định về PCCC.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Bình Dương xảy 86 vụ cháy, trong đó có một vụ cháy lớn, 42 vụ cháy trung bình và 43 vụ cháy nhỏ.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.