moitruongplus Cầu Nguyễn Thái Học - Một trong những điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan tiêu biểu, được kỳ vọng là cây cầu mang lại tiện ích về giao thông ở phía Tây thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Tuy nhiên, cây cầu mới được "sinh” đã phát hiện ra nhiều "bệnh” làm người dân tỏ ra lo ngại cho "tuổi thọ” của nó và sự an toàn của người tham gia giao thông qua lại trên cầu... 

Thời gian qua, các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung, tạo hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ, hoàn thiện, đã phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, phát huy quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Tuy nhiên, việc thực hiện trên thực tế còn nhiều lúc, nhiều nơi chưa thực hiện nghiêm túc, thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến nhiều công trình xây dựng bị rút ruột, nhiều công trình chất lượng thấp, không đảm bảo chất lượng, giảm tuổi thọ gây thất thoát, lãng phí, câu chuyện cầu vừa xây xong lại sửa chữa tại Thành phố Long Xuyên là một ví dụ điển hình.


Cầu Nguyễn Thái Học - Một trong những điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan tiêu biểu của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang - Ảnh: Internet

Được biết, năm 2017, tỉnh đã tổ chức cuộc thi thiết kế, với giải nhất thuộc về thiết kế của kiến trúc sư Salvador Arroyo Perez - một trong những huyền thoại của ngành kiến trúc thế giới. Đặc biệt, biểu tượng bông lúa thoáng qua trên cây cầu, mang đậm nét văn hóa của Việt Nam, cũng là biểu trưng của vùng ĐBSCL - vựa lúa lớn nhất Việt Nam.

Dự án xây dựng cầu Nguyễn Thái Học được khởi công ngày 7/5/2019, với kết cấu bê tông cốt thép, công trình gồm có 2 cầu chính là cầu vòm 4 nhịp có chiều dài 120m, mặt cắt ngang cầu rộng 16m và cầu bộ hành hành dành riêng cho người đi bộ mỗi bên rộng 1m. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách tỉnh An Giang do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh An Giang làm chủ đầu tư. Công trình do Liên danh Công ty Cổ phần Cầu 12 và Công ty Cổ phần Vật tư Thiết bị và Xây dựng công trình 624 trúng thầu thi công xây dựng.


Cây cầu mới đi vào hoạt động chưa đầy 6 tháng đã có biểu hiện giặm, vá…

Cầu Nguyễn Thái Học tạo thuận lợi cho giao thông từ phường Mỹ Bình, khu trung tâm hành chính tỉnh, qua phường Mỹ Hòa, khu hành chính Long Xuyên và ngược lại; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông trong đô thị, là cơ sở để kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, rút ngắn khoảng cách giữa khu hành chính của tỉnh và khu hành chính thành phố Long Xuyên, tạo dấu ấn trong lòng du khách khi đến tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang nói chung và thành phố Long Xuyên nói riêng.

Công trình cầu Nguyễn Thái Học được đầu tư xây dựng là một trong những điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan tiêu biểu cho thành phố Long Xuyên, đặc biệt công trình này được xem như một công viên nổi trên sông, là nơi thu hút nhiều người dân sống dọc hai bên tuyến kênh Long Xuyên vui chơi, giải trí.

Sáng 29/4/2021, tại thành phố Long Xuyên, UBND tỉnh An Giang tổ chức Lễ khánh thành cầu Nguyễn Thái Học. Đây là niềm vui lớn của người dân Long Xuyên nói riêng và An Giang nói chung. 


Những vết loang lổ đen sì do thợ hàn sửa chữa cầu…

Niềm vui của người dân chưa được bao lâu thì nỗi lo lắng đã ùa về. Chỉ mới sau 6 tháng hoạt động, cầu Nguyễn Thái Học đã lộ ra nhiều khuyết điểm và có dấu hiệu hỏng hóc bị sửa chữa. Công nhân của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 đã hàn gắn các phần đầu mối của dầm cầu bộ hành (song song với cầu Nguyễn Thái Học nối đôi bờ Mỹ Hòa và Mỹ Bình, TP Long Xuyên) bên bờ phường Mỹ Bình vào sáng 19-10. Các dầm cầu từ màu trắng đã chuyển sang màu đen loang lổ khắp nơi dưới gầm cầu.


Công văn số 4886/VPUBND-KTN, ngày 16/9/2021 của Văn phòng UBND tỉnh An Giang

Đi tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi được biết, ngày 16/9/2021, Văn phòng UBND tỉnh An Giang đã có công văn số 4886/VPUBND-KTN, về việc kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình cầu Nguyễn Thái Học, thông báo ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh gửi Sở Giao thông vận tải, Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp tỉnh yêu cầu Sở Giao thông vận tải chủ trì xác định những tồn tại cần phải được khắc phục, chủ đầu tư sau khi kiểm tra khẩn trương làm việc với nhà thầu để xác định trách nhiệm, khắc phục những tồn tại của công trình.

Việc sửa chữa công trình đã hé lội ra nhiều góc khuất trong việc thực hiện dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu xây dựng và bàn giao công trình sẽ được.. tiếp tục thông tin.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.