moitruongplus HĐND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định Thành lập Đoàn giám sát của Thường trực HĐND TP về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê sông Hồng, sông Đuống trên địa bàn.
Cụ thể, thực hiện chương trình công tác năm 2024 của Thường trực HĐND TP, các Ban HĐND, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP, Thường trực HĐND TP tổ chức Đoàn giám sát về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực ngoài bãi sông, ngoài đê với mục đích xem xét, đánh giá việc thực hiện công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội; Đồng thời, làm rõ những kết quả đạt được, những vướng mắc, khó khăn, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong công tác tổ chức quản lý, sự tuân thủ các quy định của pháp luật, các chủ trương, chỉ đạo của Thành ủy.
Ảnh minh họa
Qua đó, đề xuất các kiến nghị, giải pháp tăng cường thực hiện công tác quy hoạch và quản lý, đầu tư xây dựng theo quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê sông Hồng, sông Đuống trên địa bàn TP. Hà Nội, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực thuộc phạm vi giám sát.
HĐND TP yêu cầu việc giám sát phải được tiến hành đúng quy định của pháp luật về giám sát, bảo đảm các yêu cầu chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, TP; đánh giá trung thực, chính xác, đầy đủ, khách quan thực tiễn nội dung giám sát; bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Sau giám sát đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, hiệu quả trong công tác quy hoạch và quản lý, đầu tư xây dựng theo quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê sông Hồng, sông Đuống trên địa bàn TP.
HĐND TP yêu cầu nội dung báo cáo với Đoàn giám sát phải làm rõ kết quả đạt được, những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật.
Thời điểm báo cáo từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/6/2024. Đối tượng giám sát gồm: UBND TP. Hà Nội; UBND các quận, huyện, thị xã nơi có các khu vực bãi sông, ngoài đê sông Hồng, sông Đuống gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Long Biên, Gia Lâm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Ba Vì, Sơn Tây.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.