moitruongplus Theo ghi nhận tại khu vực ven hồ Yên Sở, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội đang tồn tại nhiều nhà xưởng, kho bãi hoạt động trái phép tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn PCCC…
Cận cảnh các nhà xưởng, kho bãi trái phép tại khu vực ven hồ Yên Sở
Vừa qua, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có loạt bài viết về tình trạng nhà xưởng, kho bãi xây dựng và hoạt động trái phép tại khu vực ven hồ Yên Sở, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Khu vực nhà xưởng, kho bãi hoạt động trái phép tại khu vực ven hồ Yên Sở, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà nội
Theo đó, ven theo con đường hồ Yên Sở, khu vực dự án Công viên Yên Sở phân khu 2 tại đây xuất hiện nhiều nhà xưởng có quy mô hàng trăm đến hàng nghìn m2 có dấu hiệu hoạt động trái phép.
Ghi nhận thực tế cho thấy các nhà xưởng, kho bãi tại đây hoạt động nhiều ngành nghề như chế biến đá, sản xuất giấy, gara sửa chữa ô tô, bãi trung chuyển hàng hóa… Điều đáng nói là các nhà xưởng, kho bãi phục vụ cho việc hoạt động, sản xuất chỉ được dựng lên một cách sơ sài, tạm bợ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn PCCC…
Phản ánh tình trạng nhà xưởng, kho bãi hoạt động trái phép tại khu vực dự án Công viên Yên Sở phân khu 2, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội đến ông Trương Thành Tâm - Chủ tịch UBND phường Yên Sở thì vị này cho biết: "Sắp tới sẽ cho dẹp bỏ"
Một số hình ảnh cận cảnh khu nhà xưởng, kho bãi trái phép tại khu vực ven hồ Yên Sở mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận:
Xưởng đá mài hoạt động có nhiều tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Thùng chứa nguyên liệu được vứt ngổn ngang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cháy nổ.
Vật liệu dễ cháy được sản xuất ngay tại khu vực nhà xưởng trái phép.
Bãi tập kết hàng hóa được dựng lên sơ sài có nguy cơ mất an toàn PCCC.
Để có cái nhìn khách quan, đa chiều hơn về thực trạng này, trong một cuộc trả lời phỏng vấn của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, PGS. TS Bùi Thị An- Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng cho biết: Đối với việc các bãi xe, nhà xưởng… không phép sử dụng đất sai mục đích về nguyên tắc đã là sai luật rồi. Trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương vì khi người ta hoạt động gì tại địa phương thì đều phải trình giấy phép và chính quyền địa phương phải nắm được. Đối với việc hoạt động của các bãi xe, nhà xưởng không phép phải làm rõ trách nhiệm và xử lý đến cùng về việc tồn tại đến nay để trả lại đất cho đúng mục đích sử dụng. Vì nó ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố, ảnh hưởng đến trật tự đô thị, môi trường đô thị…
Nếu "bà hỏa" ghé thăm hậu quả sẽ khó lường!
Có thể nói, đây là thời gian thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh công tác PCCC một cách rất quyết tâm và quyết liệt. Hầu hết, tất cả các quận huyện trên toàn thành phố đều ra quân dẹp bỏ những công trình vi phạm để đảm bảo công tác PCCC. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các vi phạm kiểu nhà kho, xưởng, bến, bãi xe, vật liệu xây dựng... xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, kèm theo nhiều vi phạm về thủ tục pháp lý khác. Chính bởi sự quyết tâm cao trong xử lý vi phạm đó nên đã có không ít những công trình có quy mô "khủng" tồn tại trong nhiều năm nhưng vẫn bị cưỡng chế, dẹp bỏ.
Hiện trường vụ cháy nhà xưởng sản xuất bao bì nhựa đã bị đình chỉ tại xã Mông Hóa, TP Hòa Bình ngày 29/7 vừa qua (Nguồn Internet)
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì đâu đó trên địa bàn Thủ đô các vi phạm kiểu như nhà xưởng, kho bãi... xây dựng và hoạt động trái phép, vi phạm PCCC vẫn cứ tồn tại thậm chí phát sinh thêm như nấm mọc sau mưa. Cũng thật đáng tiếc và đau lòng khi không ít các vụ cháy nhà xưởng sản xuất do vi phạm vẫn cứ xảy ra, từ đó gây ra nhiều thiệt hại. Thực tế đã chỉ ra rằng, cứ sau những vụ tại nạn, hỏa hoạn như thế cơ quan chức năng hay chính quyền địa phương mới rốt ráo đi tìm nguyên nhân, xử lý vấn đề sai phạm thì cũng đã rất muộn màng. Thậm chí, đã có những hình phạt được đưa ra để xử lý cá nhân, tập thể vi phạm nhưng cũng chẳng thể khắc phục được triệt để hậu quả đã xảy ra.
Trở lại với thực trạng đang diễn ra tại khu vực ven hồ Yên Sở, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Thiết nghĩ chính quyền sở tại, đầu tiên là UBND phường Yên Sở cần sớm ngăn chặn, xử lý dứt điểm sai phạm (nếu có) tại đây.
Hỏa hoạn là điều không ai muốn xảy ra, nhưng với kiểu sản xuất vật liệu dễ cháy, xưởng, kho bố trí tạm bợ lại thiếu tuân thủ quy định của pháp luật thì nguy cơ "bà hỏa" đến hỏi thăm các nhà xưởng này luôn luôn là nỗi lo thường trực. Vậy khi đó, trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Và, mọi biện pháp khắc phục hậu quả có còn kịp thời nữa hay không nếu hậu quả nghiêm trọng.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.