moitruongplus Dự kiến trong năm 2024 và 2025, sẽ có từ 2 đến 3 dự án nhà ở xã hội được khởi công ở tỉnh Khánh Hòa. Khánh Hòa phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành hoặc vượt chỉ tiêu về nhà ở xã hội do Chính phủ giao
Các dự án nhà ở xã hội, công trình dịch vụ được hình thành sẽ làm thay đổi bộ mặt đô thị, nâng cao điều kiện sống của người dân.
Theo đánh giá các chuyên gia bất động sản, thị trường Khánh Hoà thời gian qua đã có sự phục hồi với nhiều dự án nhà ở, công trình dịch vụ được hình thành làm thay đổi bộ mặt đô thị, nâng cao điều kiện sống của người dân. Ngoài ra, thị trường bất động sản phục hồi cũng đã tạo được nguồn thu, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đáng chú ý, từ ngày 1/8 tới đây, khi Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đi vào cuộc sống sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc của địa phương.
Chính vì vậy, tỉnh Khánh Hòa đã và đang nỗ lực để quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), từ đó thu hút ngày càng nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển NƠXH tại địa phương.
Lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, các chỉ tiêu NƠXH giao cho tỉnh đến nay đều đáp ứng tiến độ. Tuy nhiên, việc quản lý nhà chung cư, vẫn còn những vướng mắc, trong đó nổi bật là việc chủ đầu tư chậm bàn giao kinh phí bảo trì cho ban quản trị, hay việc xác định các hạ tầng dùng chung và dùng riêng đối với căn hộ của cư dân và căn hộ chủ đầu tư kinh doanh.
Tuy tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản để xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Xây dựng nhưng pháp luật cũng chưa có quy định rõ ràng nên việc giải quyết những vấn đề này còn có những khó khăn nhất định và chưa thể giải quyết dứt điểm.
Trong những năm gần đây, tỉnh Khánh Hoà đã được thông qua 4 quy hoạch quan trọng, gồm: quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2040. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để địa phương thúc đẩy thu hút đầu tư, trong đó có phát triển NƠXH, nhà ở cho công nhân.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.