moitruongplus Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án kè chống sạt lở bờ tả sông Ba kết hợp với phát triển hạ tầng đô thị đoạn qua thôn Vĩnh Phú, xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên quy định những gì ?

Giám đốc Ban quản lý các công trình đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên khẳng định việc nạo vét cát lòng sông Ba không cần giấy phép?

Như Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã đưa tin về hoạt động bơm, hút cát tại khu vực công trình kè chống sạt lở bờ tả sông Ba kết hợp với phát triển hạ tầng đô thị đoạn qua xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên của Ban quản lý các công trình đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên làm chủ đầu tư. Đơn vị trúng thầu thi công là Tổng Công ty Thành Trung – Công ty Cổ phần với giá trúng thầu 875.482.542.454 đồng và thời gian thực hiện 900 ngày.


Dự án kè chống sạt lở bờ tả sông Ba kết hợp với phát triển hạ tầng đô thị đoạn qua xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên do Ban quản lý các công trình đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên làm chủ đầu tư.

Ở thời điểm ghi nhận vào khoảng 18h ngày 15/7/2024, có 3 máy hút đang hút cát trực tiếp từ lòng sông Ba lên công trình kè chống sạt lở bờ tả sông Ba kết hợp với phát triển hạ tầng đô thị đoạn qua xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.

Hoạt động này đang được triển khai như thế nào ? Được hỏi về vấn đề này, tại buổi làm trao đổi, làm việc với PV về hoạt động bơm, hút cát và các hồ sơ liên quan đến dự án thì lãnh đạo địa phương sở tại từ cấp xã đến cấp huyện đều không nắm được.

Ở diễn biến khác, ông Đặng Khoa Đãm - Giám đốc Ban quản lý các công trình đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên, Chủ đầu tư dự án khẳng định: Hoạt động nạo vét bùn cát lòng sông Ba để san lấp mặt bằng khu đô thị kè Vĩnh Phú, đắp nền đường và đắp tuyến kè không cần giấy phép.

Những quy định tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Nhìn những hình ảnh từ hoạt động nạo vét bùn, cát sông Ba để tận dụng phục vụ cho dự án của Tổng Công ty Thành Trung - Công ty cổ phần thì không ai có thể nghĩ rằng đây là hoạt động không cần cấp phép. Bởi thực tế, theo chính Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được UBND tỉnh Phú phê duyệt ngày 21/6/2022 quy định: 


Giám đốc Ban quản lý các công trình đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên khẳng định việc nạo vét cát lòng sông Ba không cần giấy phép?

Tại điểm đ điều 3 trong phụ lục của Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nêu: "Chủ dự án phải thực hiện đúng theo quy định của Luật khoáng sản và các quy định tại khoản 4 Điều 12 và điểm b khoản 1 Điều 31 của Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông”.

Như vậy, tại điểm b khoản 1 Điều 31, Nghị định số 23/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp như sau: "Tổ chức đấu giá quyền khai thác cát, sỏi lòng sông để cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn địa phương theo quy định của pháp luật về khoáng sản; chủ trì tổ chức đấu giá đối với khối lượng sản phẩm là cát, sỏi lòng sông thu hồi được từ các dự án duy tu, nạo vét luồng thuộc vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa”.


Quyết định 735/QĐ-UBND ngày 21/6/2022 về việc Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Kè chống sạt lở bờ tả sông Ba kết hợp với phát triển hạ tầng đô thị đoạn qua xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

Tiếp đến, tại điều 6 trong phụ lục của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng nêu rất rõ: "Chỉ được phép triển khai dự án khi hoàn tất thủ tục môi trường, đất đai đai, xây dựng, khoáng sản,… theo quy định của pháp luật hiện hành”.

Thiết nghĩ, những cơ quan đơn vị của tỉnh Phú Yên đang có trong tay Báo cáo đánh giá tác động của dự án như: Ban quản lý các công trình đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên; Sở Tài Nguyên và Môi trường; UBND huyện Phú Hòa cần nghiên cứu thực hiện theo quy định tại báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án. 

Trong trường hợp, hạng mục nạo vét không cần cấp phép, không tính thuế tài nguyên thì đơn vị nạo vét cũng cần đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác. Chỉ có như vậy, mới đảm bảo tốt cho môi trường và khoáng sản. Tuy nhiên, điều đáng nói là chính quyền địa phương từ cấp xã đến huyện lại không có bất cứ hồ sơ gì liên quan đến dự án.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.