moitruongplus Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hiện có nhiều cầu dân sinh, cầu tạm và cầu yếu trên địa bàn đang xuống cấp nhưng chưa được đầu tư, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Cụ thể, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 55 công trình cầu do thành phố quản lý cần thiết phải đầu tư cải tạo, sửa chữa. Con số này được xác định sau quá trình rà soát và đánh giá dựa trên hồ sơ quản lý cầu, hồ sơ kiểm định và thử tải.

Đối với các công trình cầu do quận, huyện, thị xã quản lý, UBND các địa phương cũng đã tiến hành kiểm tra, rà soát và đánh giá tình trạng hiện tại. Từ đó, có 89 công trình cầu yếu và cầu tạm mà các địa phương đề xuất đầu tư xây dựng mới, thay thế hoặc cải tạo.

Trong nhóm các công trình cầu yếu do địa phương đề xuất, có nhiều công trình kết cấu tạm bợ, không ổn định do người dân tự dựng để phục vụ nhu cầu đi lại và giao thương buôn bán trong khu vực.

Các cầu yếu trên địa bàn Hà Nội thường bị hư hỏng kết cấu chịu lực. Đối với cầu bê tông cốt thép, hệ thống dầm thường bị nứt vỡ, đặc biệt là tại các vị trí đầu dầm; các phần mặt cầu, khe co giãn, lan can cũng thường bị hư hỏng nặng. Đối với cầu thép, các dầm và hệ liên kết ngang thường bị rỉ sét, dầm chủ nhiều cầu bị đứt gãy, rỉ thủng, không đảm bảo khả năng liên kết, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.


Cầu Long Biên sau hơn 120 năm khai thác đã xuống cấp trầm trọng (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, nhiều cầu có quy mô mặt cắt ngang chưa phù hợp với quy mô của tuyến đường, gây ra nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông qua cầu. Chiều rộng cầu nhỏ hơn chiều rộng của đường dẫn đến tính liên tục của tuyến đường giao thông bị gián đoạn và hẹp hơn.

Đa số các cầu trong danh sách cầu yếu đều phải hạn chế tải trọng do đã xây dựng từ lâu và kết cấu chịu lực đã xuống cấp. Nhiều cầu chỉ đáp ứng được tải trọng của xe thô sơ, xe máy,... không đáp ứng được nhu cầu giao thông hiện tại.

Hạn chế tải trọng này ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của cả đoạn tuyến. Đáng chú ý, nhiều công trình cầu mặc dù kết cấu đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không có biển báo hạn chế tải trọng, do đó các phương tiện quá khổ quá tải vẫn thường xuyên lưu thông, gây nguy cơ làm cầu tiếp tục xuống cấp và có nguy cơ sập đổ.

Sở GTVT Hà Nội đã phân loại các công trình cầu tạm và cầu yếu thành ba nhóm để đề xuất danh mục và ưu tiên đầu tư. Nhóm 1 bao gồm các cầu cần xây dựng mới hoặc thay thế; nhóm 2 là các cầu còn có thể sử dụng, cần sửa chữa, cải tạo; nhóm 3 là các cầu chưa phát hiện hư hỏng nghiêm trọng nhưng cần duy trì kiểm tra định kỳ.

Đối với các cầu cần xây dựng mới, việc chuẩn bị sẽ diễn ra từ năm 2024 đến 2025. Các đơn vị liên quan sẽ lập, thẩm định chủ trương, dự án đầu tư; thiết kế và triển khai giải phóng mặt bằng.

Sở GTVT Hà Nội đặt mục tiêu ưu tiên xử lý ngay các cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Công tác duy tu, cải tạo và sửa chữa các cầu còn lại sẽ được thực hiện theo kế hoạch hàng năm để đảm bảo an toàn cho công trình và giao thông.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.